1 người làm cùng lúc 2 công ty cần biết điều gì?

Chủ đề   RSS   
  • #456561 08/06/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    1 người làm cùng lúc 2 công ty cần biết điều gì?

    Cùng với xu hướng và tốc độ phát triển như hiện nay, thì 1 người có thể làm cùng lúc 2, 3 công ty là chuyện thường tình, nhưng mà hệ quả pháp lý ra sao đối với những đối tượng này, hay cụ thể hơn là cần phải biết điều gì, mời các bạn xem bài viết sau đây:

    Trước tiên, bạn cần phải chắc chắn rằng việc đảm nhiệm đồng thời 2, 3 công việc của bạn không vi phạm pháp luật, hãy check lại tại đây nhé!

    Sau khi đã check việc làm đồng thời của mình không vi phạm pháp luật, bạn cần phải biết những điều sau:

    Lưu ý rằng pháp luật lao động không hề cấm người lao động làm cùng lúc 2, 3 công ty, tuy nhiên, người lao động cần phải đảm bảo nghĩa vụ công việc của mình đối với từng công ty và không thuộc trường hợp bị cấm nêu trên.

    (Nội dung này tại Điều 21 Bộ luật lao động 2012 có quy định)

    VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

    Bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin trong hợp đồng lao động, có đầy đủ các nội dung sau không?

    - Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

    - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

    - Công việc và địa điểm làm việc;

    - Thời hạn của hợp đồng lao động;

    - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    - Chế độ nâng bậc, nâng lương;

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

    - Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

    - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

    Lưu ý rằng: Một số công ty sẽ có điều khoản buộc người lao động không được làm cùng lúc nhiều công ty, đây là thỏa thuận trái pháp luật lao động. Tuy nhiên, có thể tại nội dung này có thêm các nội dung liên quan đến bảo mật, bí mật kinh doanh…nên bạn cần lưu ý vấn đề này.

    Bởi khi có tranh chấp xảy ra giữa người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề người lao động cùng lúc làm nhiều công ty thì Tòa án sẽ tuyên nội dung thỏa thuận trên là trái pháp luật nên hợp đồng lao động bị vô hiệu 1 phần, nhưng có thể bạn sẽ bị kiện vì hành vi vi phạm bảo mật, bí mật kinh doanh…(nhưng nhớ rằng phải có đầy đủ các bằng chứng thì người sử dụng lao động mới có thể kiện được nhé)

    VỀ CÁC KHOẢN BHXH, BHYT, BHTN

    Nguyên tắc đóng BHXH, BHTN đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên

    Bạn chỉ cần đóng BHXH, BHTN đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, tức là với công ty đầu tiên bạn giao kết hợp đồng lao động, còn các công ty còn lại thì không phải đóng, tuy nhiên, người sử dụng lao động của các công ty còn lại này phải thanh toán thêm cho bạn một khoản bằng với khoản BHXH, BHTN mà đáng lý ra họ phải đóng cho bạn.

    Nguyên tắc đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất

    Trong số các công ty mà người lao động cùng lúc làm việc thì nơi nào có mức lương cao nhất thì người lao động thực hiện đóng BHYT theo HĐLĐ tại nơi đó.

    VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN PHẢI NỘP

    Tiền lương, tiền công của bạn vẫn tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần, tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, bạn chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và cho người phụ thuộc tại một nơi làm việc, những nơi còn lại không được tính giảm trừ.

    VỀ BÍ MẬT KINH DOANH

    Khi đã làm cùng lúc 2, 3 công ty thì bạn cần tuân thủ quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bởi nếu vi phạm, bạn có thể bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức hay nghiêm trọng hơn là sa thải.

    Căn cứ pháp lý:

    Điều 21, 124, 125 Bộ luật lao động 2012

    Khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP

    Khoản 4 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014

    Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013

    Khoản 1.2 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015

    Điểm c Khoản 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC

    Ngoài ra, nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, các bạn vui lòng đặt câu hỏi bên dưới nhé!

     
    171321 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang 1234>
Thảo luận
  • #456570   08/06/2017

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 213 lần


    Bài viết của bạn rất hữu ích, nhưng có một điều tôi đang băn khoăn là, người sử dụng lao động có được phép yêu cầu hay thỏa thuận với người lao động chỉ được phép giao kết hợp đồng lao động với mình mà không được giao kết với bên thứ ba hoặc quy định điều này trong nội quy lao động để lấy căn cứ sa thải người lao động khi vi phạm!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn GHLAW vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (08/06/2017) LinhLinda (09/06/2017)
  • #456625   08/06/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    GHLAW viết:

    Bài viết của bạn rất hữu ích, nhưng có một điều tôi đang băn khoăn là, người sử dụng lao động có được phép yêu cầu hay thỏa thuận với người lao động chỉ được phép giao kết hợp đồng lao động với mình mà không được giao kết với bên thứ ba hoặc quy định điều này trong nội quy lao động để lấy căn cứ sa thải người lao động khi vi phạm!

    Chào bạn GHLAW, như mình đã đề cập trong bài viết nêu trên, tất nhiên thỏa thuận như bạn nói là thỏa thuận trái pháp luật và bị cấm rồi, và trong trường hợp này nếu người lao động bị sa thải hoặc có tranh chấp với người sử dụng lao động thì có quyền khởi kiện. 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    Hoaithuong2709 (14/06/2017) GHLAW (08/06/2017)
  • #464744   16/08/2017

    maiconghai
    maiconghai

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2017
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 8 lần


    nguyenanh1292 viết:

     

    GHLAW viết:

     

    Bài viết của bạn rất hữu ích, nhưng có một điều tôi đang băn khoăn là, người sử dụng lao động có được phép yêu cầu hay thỏa thuận với người lao động chỉ được phép giao kết hợp đồng lao động với mình mà không được giao kết với bên thứ ba hoặc quy định điều này trong nội quy lao động để lấy căn cứ sa thải người lao động khi vi phạm!

     

     

    Chào bạn GHLAW, như mình đã đề cập trong bài viết nêu trên, tất nhiên thỏa thuận như bạn nói là thỏa thuận trái pháp luật và bị cấm rồi, và trong trường hợp này nếu người lao động bị sa thải hoặc có tranh chấp với người sử dụng lao động thì có quyền khởi kiện. 

    Mình cũng có băn khoăn 1 điều là: Khi mà 1 người làm nhiều công ty thì 1 công ty chỉ đóng BHXH, BHTN, còn 1 công ty thì BHYT. Như vậy NSDLĐ có cho đóng không. Vậy, thủ tục đối với các công ty này khi làm việc với cơ quan bảo hiểm sẽ ntn? 

     
    Báo quản trị |  
  • #457348   14/06/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Chia sẻ của bạn rất hữu ích vì hiện nay khá nhiều người quan tâm việc mình có được cùng lúc làm cho nhiều công ty hay không? Hệ quả phát sinh như thế nào?
    Căn cứ pháp lý của vấn đề này theo Bộ luật lao động 2012 như sau:

    Điều 21. Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động

    Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

    Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    Người sử dụng lao động không có quyền bắt buộc người lao động chỉ được ký hợp đồng với mình, tuy nhiên có quyền yêu cầu người lao động phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Vì vậy, người lao động cũng phải cân nhắc “khả năng” hoàn thành công việc khi giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #460245   07/07/2017

    AiNguyen1995
    AiNguyen1995

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 56 lần


    Hi. Bài viết của bạn rất hữu ích. Mình có thắc mắc nếu làm việc cho công ty mà trong hợp đồng có điều khoản "không được ký kết hợp đồng lao động với bất kỳ bên thứ ba nào là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của người sử dụng lao động" thì có phải là điều khoản vô hiệu không? 

    Mình nghĩ nên quy định rõ hơn điểm này. Vì sẽ có trường hợp "hai mang", vừa làm bên này lại vừa làm cho bên kia là "đối thủ cạnh tranh trực tiếp".

    Nguyễn Như Ái

    email: nguyenai1995@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #460281   08/07/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    AiNguyen1995 viết:

    Hi. Bài viết của bạn rất hữu ích. Mình có thắc mắc nếu làm việc cho công ty mà trong hợp đồng có điều khoản "không được ký kết hợp đồng lao động với bất kỳ bên thứ ba nào là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của người sử dụng lao động" thì có phải là điều khoản vô hiệu không? 

    Mình nghĩ nên quy định rõ hơn điểm này. Vì sẽ có trường hợp "hai mang", vừa làm bên này lại vừa làm cho bên kia là "đối thủ cạnh tranh trực tiếp".

    Mình cũng có cùng thắc mắc như bạn! Nhưng mình đang nghĩ đến điều khoản về bí mật kinh doanh, liệu có được xếp trường hợp này vào diện bảo đảm mí mật kinh doanh không? Mình nghĩ khả năng này rất cao nhưng mình muốn biết cơ sở pháp lý và một số thực tiễn phát sinh thếm.

     
    Báo quản trị |  
  • #464747   16/08/2017

    maiconghai
    maiconghai

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2017
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 8 lần


    AiNguyen1995 viết:

    Hi. Bài viết của bạn rất hữu ích. Mình có thắc mắc nếu làm việc cho công ty mà trong hợp đồng có điều khoản "không được ký kết hợp đồng lao động với bất kỳ bên thứ ba nào là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của người sử dụng lao động" thì có phải là điều khoản vô hiệu không? 

    Mình nghĩ nên quy định rõ hơn điểm này. Vì sẽ có trường hợp "hai mang", vừa làm bên này lại vừa làm cho bên kia là "đối thủ cạnh tranh trực tiếp".

    hihi

    Mình thấy vấn đề này nếu không thể thỏa thuận trog hợp đồng lao động được thì có thể thỏa thuận bằn 1 bản cam kết riêng giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc không được tiết lộ bí mật kinh doanh khi NLĐ đang làm việc vào sau khi nghỉ việc. Nếu ko sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

    Có đúng ko nhỉ.

    Xin mọi người cho em ý kiếm với ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #525334   08/08/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 79 lần


    Mình nghĩ, điều khoản "không được ký kết hợp đồng lao động với bất kỳ bên thứ ba nào là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của người sử dụng lao động" sẽ bị ...

    Còn về việc sợ tiết lộ bí mật kinh doanh thì có thể giao kết điều khoản bảo mật thông tin theo Khoản 2 Điều 23: “Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm”
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thusa121 vì bài viết hữu ích
    Kimloan0855 (03/11/2019)
  • #466379   31/08/2017

    nguyenloi310
    nguyenloi310
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2016
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 1686
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 57 lần


    Có người làm ngân hàng, chưa kết thúc hợp đồng với công ty cũ, công ty mới thì không chấp nhận. Họ yêu cầu phải kết thúc hợp đồng với công ty cũ mới được làm ngân hàng của họ. Không rõ công ty quy định làm ngân hàng không được làm công ty khác như vậy có đúng không mọi người?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenloi310 vì bài viết hữu ích
    tuyet38 (31/08/2017)
  • #471930   23/10/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1396)
    Số điểm: 11667
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Bài viết của bạn rất hữu ích và giải đáp được nhiều vướng mắc cho nhiều người. Tuy nhiên, mình xin phép được bổ sung thêm một nội dung nữa để cho bài viết của mình được đầy đủ hơn. Cụ thể, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo quy định mới nhất tại quyết định số 595 năm 2014 của BHXh thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải có trách nhiệm đóng BH TNLĐ BNN cho người lao động với mức là 0.5% mức tiền lương tính đóng BHXH cho tất cả các đơn vị mà người lao động đang làm việc.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhpham1995 vì bài viết hữu ích
    CVNTVPL (10/07/2020) nhungphamthi (02/03/2020)
  • #477960   11/12/2017

    Dạ anh/ chị cho em hỏi bên em có trường hợp nhân viên kỹ thuật đang làm ở cty, cty chuẩn bị tham gia bhxh nhưng giờ nlđ lên lấy lại sổ với lý do anh trai mở cty riêng và nhờ bạn này đứng tên làm kế toán trưởng bên cty đó và bên đó mua bhxh cho bạn này nên bạn k muốn tham gia bhxh ở cty đang làm (cty em).

    trường hợp này thì có sai luật không và doanh nghiệp em cần làm hs gì để tránh những rắc rối pháp lý về sau ạ?

    Nhờ Anh/ Chị tư vấn giúp em.

    Email: thuynguyenhr@minhphuauto.com

    Em Cảm ơn nhiều ạ.

    nguyenanh1292 viết:

    Cùng với xu hướng và tốc độ phát triển như hiện nay, thì 1 người có thể làm cùng lúc 2, 3 công ty là chuyện thường tình, nhưng mà hệ quả pháp lý ra sao đối với những đối tượng này, hay cụ thể hơn là cần phải biết điều gì, mời các bạn xem bài viết sau đây:

    Trước tiên, bạn cần phải chắc chắn rằng việc đảm nhiệm đồng thời 2, 3 công việc của bạn không vi phạm pháp luật, hãy check lại tại đây nhé!

    Sau khi đã check việc làm đồng thời của mình không vi phạm pháp luật, bạn cần phải biết những điều sau:

    Lưu ý rằng pháp luật lao động không hề cấm người lao động làm cùng lúc 2, 3 công ty, tuy nhiên, người lao động cần phải đảm bảo nghĩa vụ công việc của mình đối với từng công ty và không thuộc trường hợp bị cấm nêu trên.

    (Nội dung này tại Điều 21 Bộ luật lao động 2012 có quy định)

    VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

    Bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin trong hợp đồng lao động, có đầy đủ các nội dung sau không?

    - Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

    - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

    - Công việc và địa điểm làm việc;

    - Thời hạn của hợp đồng lao động;

    - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    - Chế độ nâng bậc, nâng lương;

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

    - Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

    - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

    Lưu ý rằng: Một số công ty sẽ có điều khoản buộc người lao động không được làm cùng lúc nhiều công ty, đây là thỏa thuận trái pháp luật lao động. Tuy nhiên, có thể tại nội dung này có thêm các nội dung liên quan đến bảo mật, bí mật kinh doanh…nên bạn cần lưu ý vấn đề này.

    Bởi khi có tranh chấp xảy ra giữa người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề người lao động cùng lúc làm nhiều công ty thì Tòa án sẽ tuyên nội dung thỏa thuận trên là trái pháp luật nên hợp đồng lao động bị vô hiệu 1 phần, nhưng có thể bạn sẽ bị kiện vì hành vi vi phạm bảo mật, bí mật kinh doanh…(nhưng nhớ rằng phải có đầy đủ các bằng chứng thì người sử dụng lao động mới có thể kiện được nhé)

    VỀ CÁC KHOẢN BHXH, BHYT, BHTN

    Nguyên tắc đóng BHXH, BHTN đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên

    Bạn chỉ cần đóng BHXH, BHTN đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, tức là với công ty đầu tiên bạn giao kết hợp đồng lao động, còn các công ty còn lại thì không phải đóng, tuy nhiên, người sử dụng lao động của các công ty còn lại này phải thanh toán thêm cho bạn một khoản bằng với khoản BHXH, BHTN mà đáng lý ra họ phải đóng cho bạn.

    Nguyên tắc đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất

    Trong số các công ty mà người lao động cùng lúc làm việc thì nơi nào có mức lương cao nhất thì người lao động thực hiện đóng BHYT theo HĐLĐ tại nơi đó.

    VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN PHẢI NỘP

    Tiền lương, tiền công của bạn vẫn tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần, tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, bạn chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và cho người phụ thuộc tại một nơi làm việc, những nơi còn lại không được tính giảm trừ.

    VỀ BÍ MẬT KINH DOANH

    Khi đã làm cùng lúc 2, 3 công ty thì bạn cần tuân thủ quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bởi nếu vi phạm, bạn có thể bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức hay nghiêm trọng hơn là sa thải.

    Căn cứ pháp lý:

    Điều 21, 124, 125 Bộ luật lao động 2012

    Khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP

    Khoản 4 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014

    Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013

    Khoản 1.2 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015

    Điểm c Khoản 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC

    Ngoài ra, nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, các bạn vui lòng đặt câu hỏi bên dưới nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #483055   22/01/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Cho mình hỏi, trong trường hợp NLĐ làm việc hai công ty, công ty đầu tiên NLĐ ký hợp đồng chính thức, công ty thứ hai vẫn ký hợp đồng làm việc bình thường nhưng thực tế chỉ sang hỗ trợ thôi thì ở công ty thứ hai có cần làm bảng chấm công không nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #484239   02/02/2018

    "Nguyên tắc đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất

    Trong số các công ty mà người lao động cùng lúc làm việc thì nơi nào có mức lương cao nhất thì người lao động thực hiện đóng BHYT theo HĐLĐ tại nơi đó."

    Vậy công ty còn lại có phải trả  3% tiền BHYT cho NLĐ không nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #484243   02/02/2018

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Bạn có thể tham khảo khoản 3 điều 186 Bộ luật lao động 2012 có quy định "Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định."

     
    Báo quản trị |  
  • #484280   02/02/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Em có một thắc mắc là, bác em có bảo hiểm y tế rồi, và bác em đã đến tuổi về hưu. Bây giờ bác em kí hợp đồng lao động làm việc cho một công ty khác thì bác em có phải đóng lại bảo hiểm y tế không ạ? Hay chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội. Không biết có quy định nào về vấn đề này không ạ? Chủ thớt có thể giải đáp thắc mắc giúp em không? Em cảm ơn nhiều ạ!

     
    Báo quản trị |  
  • #484302   02/02/2018

    Theo mình biết thì không phải đóng BHXH và BHYT nữa, ngoài ra công ty còn phải trả thêm cho người lao động 21.5% (phần mà NSDLĐ không phải đóng cho NLĐ) nữa

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn cs1-sea6 vì bài viết hữu ích
    Kimphuonghp105 (22/04/2020)
  • #485009   20/02/2018

    Trinhle155
    Trinhle155

    Female
    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bảo hiểm xã hội

    Nếu một người là quân nhân sĩ quan hiện đang làm trong QĐND đang được nhà nước đóng BHXH và hiện tại muốn đi làm ở một công ty khác nữa thì có thể đóng thêm 1 sổ BHXH khác hay không
     
    Báo quản trị |  
  • #485865   28/02/2018

    thuyhoa37
    thuyhoa37

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trường hợp freelancer theo mùa có cần có hợp đồng lao động và áp dụng chính sách ko ạ? Thuế thu nhập cá nhân được tính thế nào ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #487265   16/03/2018

    Mình kí hợp đồng 03 tháng (Từ ngày 03/01/2018 đến ngày 03/04/2018). Mình làm việc cho 02 công ty cùng lúc. Công ty thứ nhất đóng tất cả bảo hiểm cho mình. Công ty thứ hai chỉ đóng (17.5% +8%) BHXH. Nhưng theo mình biết thì công ty này đáng ra phải chi trả lại (21.5%+10.5%) cho mình chứ nhỉ? Khi hỏi Nhân sự thì trả lời: " Hợp đồng mình NẾU TÍNH THEO NGÀY thì dưới 03 tháng nên công ty chỉ đóng BHXH mà thôi, không đươc đóng BHYT, BHTN". ĐÚNG HAY SAI MỌI NGƯỜI?

     
    Báo quản trị |  
  • #495448   29/06/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


     

    cs1-sea6 viết:

     

    Mình kí hợp đồng 03 tháng (Từ ngày 03/01/2018 đến ngày 03/04/2018). Mình làm việc cho 02 công ty cùng lúc. Công ty thứ nhất đóng tất cả bảo hiểm cho mình. Công ty thứ hai chỉ đóng (17.5% +8%) BHXH. Nhưng theo mình biết thì công ty này đáng ra phải chi trả lại (21.5%+10.5%) cho mình chứ nhỉ? Khi hỏi Nhân sự thì trả lời: " Hợp đồng mình NẾU TÍNH THEO NGÀY thì dưới 03 tháng nên công ty chỉ đóng BHXH mà thôi, không đươc đóng BHYT, BHTN". ĐÚNG HAY SAI MỌI NGƯỜI?

     

     

    Đối với trường hợp làm việc tại 2 nơi (2 hợp đồng lao động) thì BHXH, BHTN sẽ đóng ở nơi làm việc đầu tiên, BHYT sẽ đóng ở nơi có mức lương cao hơn, sẽ đóng BHTNLĐ BNN ở cả hai nơi (Tham khảo khoan1 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

    Trường hợp ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên phải tham gia BHYT, BHTN thì thuộc đối tượng tham gia BHYT, BHTN rồi, không có quy định tính theo ngày đâu bạn nhé.

     
    Báo quản trị |