1 Câu hỏi vướng mắc về vấn đề đồng phạm tội hiếp dâm (tình huống)

Chủ đề   RSS   
  • #285553 10/09/2013

    songdehoivahoc

    Male
    Mầm

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2013
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 605
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 5 lần


    1 Câu hỏi vướng mắc về vấn đề đồng phạm tội hiếp dâm (tình huống)

    Tình huống: " A (nam giới) và B đang đi bộ thì tình cờ thấy chị C đi phía trước, nẩy sinh ý đồ xấu A và B đã bàn bạc việc sẽ thực hiện hành vi giao cấu với chị C (A và B đã thống nhất và đồng ý với nhau sẽ thực hiện). A lôi chị C vào trong đám cỏ và thực hiện hành vi giao cấu, còn B thì giữ tay chân chị C (B không giao cấu với chị C). 
    Hỏi: Tại sao nếu B trong trường hợp này là nữ giới thì chỉ coi B là đồng phạm với A trong vai trò là người giúp sức? Còn nếu B là nam giới thì trong trường hợp này B là đồng phạm với A trong vai trò là người thực hành?
    Mọi người có thể đưa ra ý kiến để em có thể tham khảo không? vấn đề này em còn khá vướng mắc, nên em mong có được một câu trả lời hợp lí.

    Cập nhật bởi songdehoivahoc ngày 11/09/2013 01:00:32 SA

    Đối với bạn chỉ là 1 hạt cát nhưng đối với người khác lại là cả một đại dương -- Sưu tầm

     
    20755 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #286052   13/09/2013

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Vì chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể đặc biệt. Đặc biệt ở đây là người thực hiện hành vi phạm tội này phải là nam giới. Nữ giới chỉ có thể tham gia trong trường hợp đồng phạm tội hiếp dâm với vai trò là người xúi giục, giúp sức hay tổ chức. Chính vì tội này có chủ thể đặc biệt (là nam giới) nên nếu B là nữ giới thì chỉ là đồng phạm trong vai trò là người giúp sức, còn nếu B là nam giới thì cũng chỉ là đồng phạm (vì không giao cấu) giản đơn chứ không thể là đồng phạm phức tạp (phạm tội có tổ chức). Mà đồng phạm giản đơn là trường hợp tất cả những người cùng thực hiện một tội phạm đều là người thực hành; trong khi đồng phạm phức tạp (phạm tội có tổ chức) là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

    Tóm lại: Do B là nam giới lại không trực tiếp giao cấu với nạn nhân nên chỉ có thể là đồng phạm, mà vì A và B tuy có sự thống nhất với nhau nên nhưng chưa thực sự câu kết chặt chẽ nên B chỉ là đồng phạm giản đơn với vai trò là người thực hành.

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hasosa vì bài viết hữu ích
    songdehoivahoc (13/09/2013)
  • #286361   15/09/2013

    dieplamninh
    dieplamninh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    em muốn hỏi, nếu B 15 tuổi thì trong trường hợp này đồng phạm không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #286375   15/09/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    Chào bạn! Căn cứ vào tình tiết thực tế của VA để định tội, xác định khung xem hành vi của A và B thuộc khung nào của Đ 111. Căn cứ vào loại tội phạm, tuổi chịu TNHS để xác định B có phải chịu trách nhiệm HS hay không? Từ đó có thể xác định có ĐP hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #286392   16/09/2013

    tvthlu
    tvthlu

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/02/2012
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 951
    Cảm ơn: 68
    Được cảm ơn 44 lần


    songdehoivahoc viết:

    Tình huống: " A (nam giới) và B đang đi bộ thì tình cờ thấy chị C đi phía trước, nẩy sinh ý đồ xấu A và B đã bàn bạc việc sẽ thực hiện hành vi giao cấu với chị C (A và B đã thống nhất và đồng ý với nhau sẽ thực hiện). A lôi chị C vào trong đám cỏ và thực hiện hành vi giao cấu, còn B thì giữ tay chân chị C (B không giao cấu với chị C). 
    Hỏi: Tại sao nếu B trong trường hợp này là nữ giới thì chỉ coi B là đồng phạm với A trong vai trò là người giúp sức? Còn nếu B là nam giới thì trong trường hợp này B là đồng phạm với A trong vai trò là người thực hành?
    Mọi người có thể đưa ra ý kiến để em có thể tham khảo không? vấn đề này em còn khá vướng mắc, nên em mong có được một câu trả lời hợp lí.

    Tại khoản 1, Điều 111 (Tội hiếp dâm) của Bộ luật Hình sự quy định:

    Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”

    Như vậy, bất cứ người nào có hành vi được miêu tả theo quy định đã được viện dẫn ở trên, có đầy đủ các dấu hiệu khác về mặt chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Pháp luật không phân biệt chủ thể của tội này là nam hay nữ nên cần hiểu chủ thể của tội hiếp dâm có thể là nam hoặc nữ.

    Luật quy định với mối tương quan xã hội, sự biến đổi ham muốn dục vọng con người, không phân biệt nam hay nữ trong các trường hợp phạm tội - nói riêng ở đây là tội hiếp dâm. Lúc  thời điểm  quy định của Luật hình sự ban hành, phạm vi áp dụng có thể là chưa triệt đệ và mạnh mẽ với trường hợp là tội phạm là nữ, nhưng với thời gian - lúc này, những quy định của luật cho thấy đã hợp lý và phát huy cách bao quát, thích hợp thực trạng đời sống xã hội, văn hóa hiện nay.

    Vậy rằng với tính mức độ phạm tội của B là nữ hay nam trong trường hợp này đều sẽ bị truy cứu TNHS tội hiếp dâm với vai trò là người thực hành.

     
    Báo quản trị |  
  • #286398   16/09/2013

    tvthlu
    tvthlu

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/02/2012
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 951
    Cảm ơn: 68
    Được cảm ơn 44 lần


     [em muốn hỏi, nếu B 15 tuổi thì trong trường hợp này đồng phạm không?]  

    Như bạn lthuhang chia sẻ "Căn cứ vào tình tiết thực tế của VA để định tội, xác định khung xem hành vi của A và B thuộc khung nào của Đ 111. Căn cứ vào loại tội phạm, tuổi chịu TNHS để xác định B có phải chịu trách nhiệm HS hay không? Từ đó có thể xác định có ĐP hay không?"  

    Để hiểu rõ hơn, bạn cố gắng tham khảo: Khoản 3 Điều 8 BLHS, Khoản 2 Điều 12 BLHS và Điều 111 BLHS để có thể chi tiết hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #286525   16/09/2013

    songdehoivahoc
    songdehoivahoc

    Male
    Mầm

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2013
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 605
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 5 lần


    @tvthlu: Bạn nhầm rồi nhé, đối với phụ nữ thì chỉ đóng vai trò là người giúp sức hoặc xúi giục. Vì nữ không thể là chủ thể của tội hiếp dâm, mình đặt ra câu hỏi như trên chẳng qua là vì muốn có 1 lập luận đủ dài để có thể hoàn thành bài tập thôi. Cái này trong các quyển bình luận khoa học bộ luật hình sự và giáo trình ĐH Luật HN cũng nói rõ rồi nên bạn có thể tìm đọc. 

    Đối với bạn chỉ là 1 hạt cát nhưng đối với người khác lại là cả một đại dương -- Sưu tầm

     
    Báo quản trị |  
  • #286581   17/09/2013

    tvthlu
    tvthlu

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/02/2012
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 951
    Cảm ơn: 68
    Được cảm ơn 44 lần


    songdehoivahoc viết:

    @tvthlu: Bạn nhầm rồi nhé, đối với phụ nữ thì chỉ đóng vai trò là người giúp sức hoặc xúi giục. Vì nữ không thể là chủ thể của tội hiếp dâm, mình đặt ra câu hỏi như trên chẳng qua là vì muốn có 1 lập luận đủ dài để có thể hoàn thành bài tập thôi. Cái này trong các quyển bình luận khoa học bộ luật hình sự và giáo trình ĐH Luật HN cũng nói rõ rồi nên bạn có thể tìm đọc. 

    ghi nhận bạn songdehoivahoc...!

    khi tham khảo qua quyển bình luận khoa học bộ luật hình sự, tác giả ĐInh văn Quế 2003  và giáo trình ĐH Luật Hà Nội có nói về vấn đề này. Nhưng tác giả cũng là cá nhân, và ở thời điểm viết sách. Quan điểm cũng theo thời gian từ đó thay đổi, thích nghi hiện tại xã hội, văn hóa tương quan.

    Mình nếu ý kiến trên rằng, à? với thời gian, bạn thử quan sát thực tế, xã hội lúc này, sự biến tướng dục vọng, và cả bình đẳng của người phụ nữ trong mọi hoạt cảnh đời sống, sinh hoạt xem. Nên rằng luật cần áp dụng một cách linh hoạt, hiệu quả hơn.

    Trong bài tập của bạn, sẽ có những quy chuẩn và kết quả trước để bạn lập luận. Nhưng cũng nên có một vài đánh giá cá nhân thực tiện áp dụng hiện nay. 

    chúc bạn làm bài tốt!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tvthlu vì bài viết hữu ích
    buinha2421994 (18/09/2013)
  • #286527   16/09/2013

    songdehoivahoc
    songdehoivahoc

    Male
    Mầm

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2013
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 605
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 5 lần


    @tvthlu: À thì ra là tiền bối k35 :)) mong tiền bối đọc thêm tài liệu về vấn đề này trước khi tư vấn cho em nhé (k37) :v

    Đối với bạn chỉ là 1 hạt cát nhưng đối với người khác lại là cả một đại dương -- Sưu tầm

     
    Báo quản trị |  
  • #286645   17/09/2013

    songdehoivahoc
    songdehoivahoc

    Male
    Mầm

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:30/04/2013
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 605
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 5 lần


    @tvhlu:  Em cũng hay đọc báo chứ không phải không và em thấy những vụ án hiếp dâm thì vẫn là nam giới thực hiện thôi. Cá biệt giờ có cả nam giới hiếp dâm nam giới, chứ theo em biết thì em chưa thấy có vụ nữ giới hiếp dâm nữ giới ở Việt Nam. Anh nói: "sự biến tướng dục vọng, và cả bình đẳng của người phụ nữ trong mọi hoạt cảnh đời sống, sinh hoạt xem." Em không thấy câu này giúp giải quyết vấn đề.
    Cùng với đó, quan điểm cá nhân này được xây dựng dựa trên hiểu biết thực tế của tác giả - 1 người có kiến thức rộng không chỉ ở mặt lí luận mà còn cả lý thuyết. Không chỉ tác giả mà nó được rất nhiều người trong ngành luật mặc nhiên thừa nhận dựa trên kiến thức xã hội và tư duy của họ, nên từ rất lâu rồi chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể đặc biệt (nam giới).
    Không chỉ giáo trình luật HN công nhận điều này, mà rất nhiều giáo trình khác cũng công nhận điều đó. Khoảng vài năm giáo trình lại được chỉnh sửa lại cho phù hợp với thực tế chứ nó ko "cũ" mãi. Giáo trình đôi khi có chỗ sai sót nhưng với vấn đề này em không thấy sai.
    Quan điểm của anh cũng hay nhưng em chưa thấy anh đưa ra 1 lập luận nào thực sự để chứng minh điều đó, anh có thể đưa ra bài báo hay những thứ lập luận nào đó sát với vấn đề anh muốn chứng minh, em chỉ thấy anh nói rất chung chung kiểu bla bla... @@ Anh có thể thử đọc lại câu trả lời của mình, nếu em nói sai thì em xin nhận sai :D.
    Cảm ơn anh đã góp ý. (Theo em thấy luật không quy định kĩ chủ thể tội hiếp dâm là nam hay nữ vì nó muốn để đó, đến khi xã hội mà có kiểu nữ giới ham muốn nữ giới tới mức hiếp dâm mà ở mức độ đáng báo động ấy thì lúc đó sẽ dễ áp dụng hơn, đảm bảo tính dự liệu của luật. Nhưng mà tại cái thời điểm này thì không, chủ thể tội hiếp dâm vẫn là nam giới. Với cả đường lối xét xử về tội này từ lâu lắm rồi vẫn coi nam giới là chủ thể tội hiếp dâm mà - thực tế)

     

    Cập nhật bởi songdehoivahoc ngày 17/09/2013 12:48:49 CH

    Đối với bạn chỉ là 1 hạt cát nhưng đối với người khác lại là cả một đại dương -- Sưu tầm

     
    Báo quản trị |  
  • #286669   17/09/2013

    tvthlu
    tvthlu

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/02/2012
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 951
    Cảm ơn: 68
    Được cảm ơn 44 lần


    songdehoivahoc viết:

    @tvhlu:  Em cũng hay đọc báo chứ không phải không và em thấy những vụ án hiếp dâm thì vẫn là nam giới thực hiện thôi. Cá biệt giờ có cả nam giới hiếp dâm nam giới, chứ theo em biết thì em chưa thấy có vụ nữ giới hiếp dâm nữ giới ở Việt Nam. Anh nói: "sự biến tướng dục vọng, và cả bình đẳng của người phụ nữ trong mọi hoạt cảnh đời sống, sinh hoạt xem." Em không thấy câu này giúp giải quyết vấn đề.
    Cùng với đó, quan điểm cá nhân này được xây dựng dựa trên hiểu biết thực tế của tác giả - 1 người có kiến thức rộng không chỉ ở mặt lí luận mà còn cả lý thuyết. Không chỉ tác giả mà nó được rất nhiều người trong ngành luật mặc nhiên thừa nhận dựa trên kiến thức xã hội và tư duy của họ, nên từ rất lâu rồi chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể đặc biệt (nam giới).
    Không chỉ giáo trình luật HN công nhận điều này, mà rất nhiều giáo trình khác cũng công nhận điều đó. Khoảng vài năm giáo trình lại được chỉnh sửa lại cho phù hợp với thực tế chứ nó ko "cũ" mãi. Giáo trình đôi khi có chỗ sai sót nhưng với vấn đề này em không thấy sai.
    Quan điểm của anh cũng hay nhưng em chưa thấy anh đưa ra 1 lập luận nào thực sự để chứng minh điều đó, anh có thể đưa ra bài báo hay những thứ lập luận nào đó sát với vấn đề anh muốn chứng minh, em chỉ thấy anh nói rất chung chung kiểu bla bla... @@ Anh có thể thử đọc lại câu trả lời của mình, nếu em nói sai thì em xin nhận sai :D.
    Cảm ơn anh đã góp ý. (Theo em thấy luật không quy định kĩ chủ thể tội hiếp dâm là nam hay nữ vì nó muốn để đó, đến khi xã hội mà có kiểu nữ giới ham muốn nữ giới tới mức hiếp dâm mà ở mức độ đáng báo động ấy thì lúc đó sẽ dễ áp dụng hơn, đảm bảo tính dự liệu của luật. Nhưng mà tại cái thời điểm này thì không, chủ thể tội hiếp dâm vẫn là nam giới. Với cả đường lối xét xử về tội này từ lâu lắm rồi vẫn coi nam giới là chủ thể tội hiếp dâm mà - thực tế)

     

    ghi nhận bạn..!

    mình không có ý kiến gì nữa... Chỉ có ý thế để cùng suy nghĩ ...

    mình nghĩ rằng, bạn cũng đã hiểu và hoàn thành tốt bài tập rôi!

    chúc bạn làm bài tốt!

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tvthlu vì bài viết hữu ích
    buinha2421994 (18/09/2013)
  • #340078   20/08/2014

    Cho em hỏi thêm , trường hợp A quan hệ xong, C khóc B dỗ dành nên  C cho B quân hệ , nhưng do lúc trước đó có uống rượu nên sức khỏe không cho phép B làm chuyện đó nên B, không làm, mà chỉ đúng xem và bình phẩm, không trực tiếp dùng tay giữ chị C.

    Vậy xin hỏi luật sư B, bị truy tố về tội không tố giác tội phạm hay đồng phạm ạ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #405465   05/11/2015

    Peachvirgo
    Peachvirgo

    Female
    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2014
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    bạn ơi. không có căn cứ nào nói phụ nữ không thể là chủ thể của tội hiếp dâm bạn ạ. 

     

     
    Báo quản trị |