1 Câu hỏi tình huống về luật tố tụng hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #382949 13/05/2015

    thanhvien345

    Sơ sinh

    Lạng Sơn, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2015
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    1 Câu hỏi tình huống về luật tố tụng hình sự

    Ngày 25.8.2004 Tòa án nhân dân Huyện X đã xử A hai năm tù và buộc A phải bồi thường cho H sáu triệu đồng,  A phải nộp 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm và 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Ngày 5.9.2004 A đã làm đơn kháng cáo với lý do là hình phạt Tòa án huyện X đã tuyên là quá nặng. Ngày 20.8.2004 A đã tự nguyện bồi thường cho H hai triệu đồng và ngày 15.10.2004 A bồi thường tiếp cho H bốn triệu đồng theo bản án hình sự sơ thẩm. Ngày 25.10. 2004 Tòa án nhân tỉnh Y đã xét xử phúc thẩm và bản án phúc thẩm đã sửa bản án sơ thẩm đối với A là: phạt  ba năm tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là bốn năm, không phải nộp án phí dân sự sơ thẩm. ( Vì cấp phúc thẩm nhận định có thêm tình tiết giảm nhẹ là bị cáo đã tự nguyện bồi thường toàn bộ thiệt hại)

            Bản án phúc thẩm về việc sửa bản án hình sự sơ thẩm nêu trên có hai ý kiến khác nhau, có ý kiến cho là đúng nhưng có ý kiến cho là không đúng.

                  Quan điểm của bạn như thế nào? giải thích rõ vì sao?

     

    Các bác đưa ra ý kiến giúp em với. Em đã làm xong nhưng khi tham khảo có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.

    Em xin cảm ơn!!!

     
    5045 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #383004   13/05/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Chính kiến:

    - Phán quyết toà của Toà phúc thẩm hoàn toàn hợp lý vì: bị cáo có nhiều tính tiết giảm nhẹ (có thể bổ sung trong giai đoạn phúc thẩm) và bị phạt tù không quá 03 năm thì có thể sửa án cho án treo (điểm c khoản 1 điều 249 TTHS). Về án phí do Toà cấp phúc thẩm chấp nhận sửa án nên bị cáo không phải chịu án phí HSPT (khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án). Nói túm lại "ông phúc thẩm" có quyền sửa án theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

    Phụ kiến:

    - Chắc người nhà bị cáo phải "tốn kém" khá nhiều để bị cáo chuyển từ phạt giam sang phạt treo :|

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    thanhvien345 (13/05/2015)
  • #383025   13/05/2015

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn !

    Việc Tòa án nhân dân tỉnh Y sửa bản án sơ thẩm theo hướng như bạn đề cập ở trên là không đúng.

    - Về trách nhiệm dân sự: bản án sơ thẩm đã quyết định buộc A phải bồi thường cho H 6.000.000 đồng và phải nộp 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Theo tình huống đưa ra thì A chỉ kháng cáo với lý do là hình phạt Tòa án huyện X đã tuyên là quá nặng chứ không hề kháng cáo về việc bồi thường thiệt hại hay bất cứ phần nào khác của bản án sơ thẩm. Do đó, phần quyết định của bản án sơ thẩm về bồi thường thiệt hại và án phí dân sự sơ thẩm đương nhiên có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị (Điều 240 BLTTHS). Vì vậy việc Tòa phúc thẩm tuyên A không phải nộp án phí dân sự sơ thẩm là vi phạm phạm vi xét xử. Việc bị cáo A đã tự nguyện bồi thường thiệt hại theo quyết định của bản án sơ thẩm trong thời gian chờ xét xử phúc thẩm chỉ là một tình tiết giảm nhẹ để Tòa phúc thẩm xem xét cho A khi quyết định hình phạt .

    - Về quyết định hình phạt: bị cáo A chỉ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Viện kiểm sát không kháng nghị, người bị hại không kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với A. Nhưng Tòa phúc thẩm lại quyết định một mức hình phạt cao hơn mức hình phạt mà Tòa sơ thẩm dã áp dụng là vi phạm quy định tại Điều 249 BLTTHS.

    Trân trọng!

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (13/05/2015) thanhvien345 (13/05/2015)
  • #383037   13/05/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Chào anh BachThanhDC

    Hình phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo là nhẹ hơn 02 năm tù giam (có lợi cho bị cáo chứ không nặng hơn) và Toà cấp phúc thẩm vẫn có quyền xử với mức phạt này nếu có đủ cơ sở pháp lý.

    Ngoài ra, Toà phúc thẩm vẫn có quyền xem xét lại các nội dung không bị kháng cáo, kháng nghị nên về nguyên tắc những phần không có kháng cáo, kháng nghị trong thời gian xét xử phúc thẩm vẫn chưa có hiệu lực (thực tế thì không có Toà án nào dám đóng dấu hiệu lực lên phần không kháng cáo, kháng nghị và không có cơ quan THADS nào dám thi hành phần này khi chưa có quyết định, bản án phúc thẩm). Chính vì vậy, toà phúc thẩm mới xem tình tiết bồi thường hết cho nạn nhân là tình tiết giảm nhẹ TNHS và vẫn có thể sửa bản án ân sự liên quan đến trách nhiệm dân sự tron bản án hình sự. Do có phát sinh tình tiết mới nên thẩm phán xét xử sơ thẩm sẽ không bị tính "lỗi" bị sửa án để xem xét thi đua hoặc tái bộ nhiệm!

    Vài dòng trao đổi với anh!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    thanhvien345 (13/05/2015)
  • #383106   13/05/2015

    thanhvien345
    thanhvien345

    Sơ sinh

    Lạng Sơn, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2015
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    e đã hiểu rõ

    Cảm ơn mọi người đã đưa ra ý kiến giúp em :D em sẽ xem xét thật kĩ ạ.
     
    Báo quản trị |  
  • #383379   15/05/2015

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn khoathads!

    Quan điểm của bạn như vậy chưa đúng rồi. Nếu xét trên khía cạnh thực tiễn thì 3 năm tù cho hưởng án treo còn nhẹ hơn cả 3 tháng tù giam chứ chưa nói đến 2 năm tù giam. Vì ai cũng biết việc ở tù nó cực khổ thế nào. Kể cả dư luận xã hội cũng vậy, xã hội sẽ nhìn nhận một người phải đi ở tù 3 tháng về với ánhmắt xét nét và thiếu thiện cảm hơn rất nhiều so với một người bị phakt tù 3 năm cho hưởng án treo.

    Nhưng ở góc độ pháp luật, thì không thể nói là 3 năm án treo nhẹ hơn 2 năm tù giam được. Bởi vì án treo được hiểu là một biện pháp tạm miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Điều kiện đó chính là việc Tòa án buộc người bị kết án phải chịu mọt thời gian thử thách nhất định. Hay nói nôm na thì án treo là việc Nhà nước cho người bị kết án được nợ hình phạt tù mà Tòa án đã quyết định đối với họ, kèm theo điều kiện là họ phải chịu thời gian thử thách. Theo đó, nếu hết thời gian thử thách mà họ không phạm tội mới thì Nhà nước sẽ xóa cho họ hình phạt tù mà Tòa án đã quyết định. Còn ngược lại, nếu trong thời gian thử thách mà họ phạm tội mới, thì ngoài việc phải chấp hành hình phạt mới, họ còn phải chấp hành cả hình phạt mà trước đó Tòa án đã cho hưởng án treo. Như trong trường hợp trên, nếu trong thời gian 4 năm thử thách mà A phạm tội mới, thì ngoài việc phải chịu hình phạt đối với tội mới, A còn phải chấp hành hình phạt tù 3 năm mà Tòa phúc thẩm dã cho hưởng án treo. Tức là A phải đi tù chứ Nhà nước không cho A nợ nữa.. Như vậy thì hình phạt tù cho hưởng án treo cũng chính là hình phạt tù nhưng người được hưởng án treo được Nhà nước cho nợ có điều kiện nên không thể nói là 3 năm án treo nhẹ hơn 2 năm tù giam được.

    Về quyết định A không phải nộp án phí dân sự sơ thẩm  của Tòa phúc thẩm, đồng ý với bạn là theo Điều 241 BLTTHS, Tòa phúc thẩm có thể xem xét các phần không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể nêu trên thì ở giai đoạn sơ thẩm, do A chưa thực hiện trách nhiệm bồi thường (hay nói cách khác là chưa tự nguyện bồi thường) nên Tòa sơ thẩm phải căn cứ vào quy định của pháp luật cũng như thiệt hại thực tế để buộc A phải bồi thường và phải chịu án phí tương ứng với só tiền phải bồi thường. Trong thời gian chờ phúc thẩm A đã bồi thường theo quyết định của bản án sơ thẩm, tức là A đã thi hành trước khoản tiền bòi thường theo quyết định của bản án khi nó chưa có hiệu lực pháp luật, chứ không phải là do A đã tự nguyện bồi thường nên Tòa án không phải giải quyết nữa. Vì vậy Tòa phúc thẩm không có quyền sửa bản án về phàn này, tức là không có quyên tuyên A không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

    Thân ái!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |