Việc chưa điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 1/7/2020 dẫn đến nhiều thay đổi liên quan đến tiền lương và các khoản khác của cán bộ công chức, bên cạnh đó Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có hiệu lực quy định nhiều điểm mới liên quan đến các đối tượng này, cụ thể như sau:
1. Từ 1/7/2020: Ai là cán bộ, công chức, viên chức?
Xem Tại đây
2. Các trường hợp được tiếp nhận làm công chức không qua thi tuyển và xét tuyển
Ngoài hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với trường hợp:
- Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
- Tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và chức vụ, chức danh quản lý khác theo quy định của Chính phủ trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; người được tiếp nhận phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;
- Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
3. Từ 01/7/2020: CB, CC, VC có hành vi vi phạm trong xử lý VPHC có thể bị cách chức
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
Đối với hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ khi có một trong các hành vi:
- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;
- Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
...
Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
4. Thực hiện ký hợp đồng xác định thời hạn với viên chức
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Viên chức.
Luật có bố cục gồm 3 Điều. Điều 1 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức; Điều 2 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viên chức; Điều 3 quy định về hiệu lực thi hành.
Luật cũng quy định cụ thể các loại hợp đồng làm việc. Trong đó, hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng, áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01/7/2020.
Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
5. Sẽ công khai kết quả đánh giá cán bộ từ 1/7/2020
Luật cán bộ, công chức và luật viên chức sửa đổi 2019 được thông qua, bên cạnh những nội dung nổi bật liên quan đến phương thức tuyển dụng, nâng ngạch công chức,.. thì sắp tới đây sẽ công khai kết quả đánh giá cán bộ từ 1/7/2020.
Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
6. Việc chưa tăng lương cơ sở thì các khoản phụ cấp, trợ cấp mức thưởng đối với Đảng viên vẫn giữ nguyên như:
- mức phụ cấp hiện hưởng
- trợ cấp thai sản
- mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, sau thai sản
- mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
- trợ cấp hàng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
- trợ cấp mai táng
- trợ cấp tuất hàng tháng
7. Đối tượng không còn được xác định là công chức từ 1/7/2020
Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
8. Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức
Tại Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ: “Thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ; đồng thời, nghiên cứu phân cấp kiểm định theo lĩnh vực đặc thù và theo vùng, khu vực”.
Tại Luật cán bộ, công chức, viên chức sửa đổi cũng quy định:
Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Luật này. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả.
9. Thay đổi quy định về chế độ thôi việc đối với viên chức
Theo Khoản 6 Điều 2 Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 45 Luật viên chức 2010 thì viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật viên chức 2010 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật viên chức 2010 trừ các trường hợp sau đây:
- Bị buộc thôi việc.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật Viên chức 2010.
- Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật Viên chức 2010. Như vậy, Luật này đã quy định rõ chế độ thôi việc đối với viên chức khi bị đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc chứ không quy định chung chung là chế độ đối với viên chức khi chấm dứt hợp đồng làm việc như hiện nay.
Cập nhật bởi MinhPig ngày 24/06/2020 09:20:28 SA