08 trường hợp làm chết người không phải ở tù

Chủ đề   RSS   
  • #521025 18/06/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    08 trường hợp làm chết người không phải ở tù

    08 trường hợp làm chết người không phải ở tù

    >>> 05 nhóm trường hợp Luật bắt buộc viết hoa

    >>> Mức lương cao nhất, thấp nhất của từng nhóm ngạch công chức từ 1/7/2019

    >>> 10 thay đổi quan trọng mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần biết

    Về nguyên tắc khi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác tùy hành vi và hậu quả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh phù hợp theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015

    Tuy nhiên, nếu rơi vào 8 trường hợp dưới đây thì hành vi làm chết người sẽ được loại trừ Trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS hiện hành:

    1. Làm chết người trong trường hợp chưa đủ 14 tuổi

     (Điều 12)

    2. Sự kiện bất ngờ

    Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    (Điều 20).

    3. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

    Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    (Điều 21).

    4.  Phòng vệ chính đáng

    -  Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    -  Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

    (Khoản 1, Điều 22).

    5. Tình thế cấp thiết

    - Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

    Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

    - Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

    (Khoản 1, Điều 23).

    6.  Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

    -  Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

    - Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

    (Khoản 1, Điều 24).

    7.  Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

    Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

    Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

    (Điều 25).

    8.  Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

    Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421, khoản 2 Điều 422 và khoản 2 Điều 423 của Bộ luật Hình sự.

    (Điều 26).

     
    266192 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #521034   18/06/2019

    Ngoài ra, còn có mấy TH sau:

    - Miễn truy cứu TNHS;

    - Miễn hình phạt;

    - Thời gian tạm giữ, tạm giam lớn hơn hoặc bằng thời hạn tù trong bản án, quyết định của tòa án;

    - Bị tuyên phạt tử hình.

    ...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hunghtk1 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019)
  • #521181   19/06/2019

    Mình cũng xin được bổ sung thêm một ý là một người trợ giúp xúi dục người khác tự tử cũng là hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 131 Bộ Luật Hình sự cho dù là theo yêu cầu của người đó. Ví dụ trường hợp bác sĩ tiêm thuốc độc cho bệnh nhân theo yêu cầu của bệnh nhân,...

     
    Báo quản trị |  
  • #521394   23/06/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Về việc làm chết người mà không phải ở tù thì thực tế có thêm một trường hợp thật sự vi diệu nữa đó là giết người đó xong tự tự luôn. Đấy, chết luôn rồi còn đâu mà tù tội gì nữa. Kiểu như không thể cùng sống thì có cách khác là cùng chết, cơ quan điều tra ra thì cũng không ai kết tội một người đã chết. 

     
    Báo quản trị |  
  • #522507   30/06/2019

    Tinh1445 viết:

    Về việc làm chết người mà không phải ở tù thì thực tế có thêm một trường hợp thật sự vi diệu nữa đó là giết người đó xong tự tự luôn. Đấy, chết luôn rồi còn đâu mà tù tội gì nữa. Kiểu như không thể cùng sống thì có cách khác là cùng chết, cơ quan điều tra ra thì cũng không ai kết tội một người đã chết. 

    Đúng là vi diệu =)). Tuy nhiên, tự sát mà không thành thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự đấy nha. Những trường hợp tự tử rồi tự sát luôn như này thì ngày càng thấy cũng khá nhiều, đôi khi là những tâm lý không còn tin tưởng vào cuộc sống hiện tại và tương lai, tin rằng kết thúc những gì ở đây để bắt đầu cái khác sẽ tốt hơn. Hoặc những bùng phát về cảm xúc rồi dẫn đến sự sợ hãi hay hối hận. Túm lại là kiểu gì thì cũng thật là lạnh lùng với cuộc sống quá đỗi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuongdung003 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/08/2019)
  • #521982   28/06/2019

    Haitran1995
    Haitran1995

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Trên thực tế có thể kể ra những trường hợp khái quát như vậy. Nhưng thực tế, còn một số trường hợp khác mặc dù làm chết người cũng không phải ở tù. Ví dụ đối với những trường hợp làm chết người nhưng cho hưởng án treo, thì cũng không phải ở tù. Hoặc một người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi vô ý làm chết người thì cũng không phải ở tù trong trường hợp này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #522509   30/06/2019

    Haitran1995 viết:

    Trên thực tế có thể kể ra những trường hợp khái quát như vậy. Nhưng thực tế, còn một số trường hợp khác mặc dù làm chết người cũng không phải ở tù. Ví dụ đối với những trường hợp làm chết người nhưng cho hưởng án treo, thì cũng không phải ở tù. Hoặc một người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi vô ý làm chết người thì cũng không phải ở tù trong trường hợp này. 

    Nếu nói về thực tế thì mình có biết trường hợp làm chết người trong khi vừa dùng điện thoại, vừa lái xe. Người lái xe này đã bồi thường cho gia đình nạn nhân một khoản tiền sau đó nhờ gia đình nạn nhân viết cho giấy bãi nại. Rồi bằng cách nào đó, chưa thấy cái kết nào luôn. Cũng đáng ngẫm lắm chứ nhỉ 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuongdung003 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/08/2019)
  • #526557   27/08/2019

    Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 quy định khái niệm tội phạm thì một người bị cho tội phạm khi có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong blhs, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và phải thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức khác. Đủ 4 yếu tố này thì bị xem là tội phạm và bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự. Các trường hợp được nêu ở trên về bản chất là do chủ thể thực hiện hành vi phạm tội thiếu một trong các yếu tố trên nên không bị xem là tội phạm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trandothucuyen96@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/08/2019)
  • #527331   01/09/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Đọc bài viết này mình lo lắng nhất là trường hợp giết người mà không ở tù đối với người tâm thần á. Thực tế thì làm sao né được trường hợp "giả điên" để giết người, có tiền họ có thể mua chuộc được nhiều người, nhiều cơ quan có thẩm quyền. Những trường hợp còn lại dễ chứng minh, khó mua chuộc hơn

     
    Báo quản trị |  
  • #535678   26/12/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Cảm ơn về bài viết hữu ích của bạn, thiết nghĩ những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự kể không phải lúc nào cũng áp dụng được. Cụ thể đối với trường hợp phòng vệ chính đáng thì hiện nay rất ít khi được áp dụng, mặc dù thực tế là rất nhiều. Bởi lẽ ràng buộc chứng cứ chứng minh thiệt hị thực tế. 

     
    Báo quản trị |  
  • #536290   31/12/2019

    Về trường hợp làm chết người không ở tù, xin thông tin thêm đến bạn như sau:

    Mọi hành vi xâm phạm tính mạng người khác đều phải chịu trách nhiệm với hình phạt cao nhất là tử hình. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp, dù làm chết người vẫn có thể không bị đi tù.

    Khi phòng vệ chính đáng, bảo vệ tổ chức ở tình thế cấp thiết..., người gây hậu quả có thể được loại trừ trách nhiệm hình sự.

    Bộ luật Hình sự 2015 dành riêng 33 điều quy định về hành vi và hình phạt với người xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự người khác. Theo đó, hành vi tước đoạt mạng sống của người khác có mức hình phạt thấp nhất 12 năm tù, cao nhất là tử hình.

    Tuy nhiên, điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 của bộ luật này cũng quy định những hoàn cảnh mà người có hành vi gây tử vong cho người khác được loại trừ trách nhiệm hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #537772   30/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1361)
    Số điểm: 11646
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 205 lần


    Trường hợp người bị tâm thần giết người không phải ở tù thì người này phải qua kiểm tra và phải có kết luận của cơ quan điều tra hoặc tòa án. Không phải giả điên là có thể trốn thoát được. Trừ trường hợp kết quả khám này bị sai lệch hoặc tráo đổi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #549830   24/06/2020

    Cảm ơn bài viết của bạn, những quy định trên thể hiện tính nhân văn của pháp luật và đảm bảo sự công bằng, quyền lợi cho mọi người. Không phải trong trường hợp nào gây ra cái chết cũng có lỗi. Nhưng cũng không được lấy những quy định trên ra ngụy tạo cho hành vi của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #550189   28/06/2020

    hosyhieu20
    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Trương hợp người chưa đủ 14 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về dân sự như là bồi thường thiệt hại hay khách phục hậu quả. Và đương nhiên bố mẹ là người giám hộ đương nhiên sẽ đứng ra để thực hiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #550192   28/06/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn, các trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi giết người nêu trên nhằm đảm bảo sự công bằng cho mọi người. Ví dụ như trường hợp phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên trường hợp "người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự" thì phải có giám định, kết luận rõ ràng về tình trạng của người này. Tránh trường hợp giả điên, giả khùng để giết người hoặc trường hợp họ có người xúi giục thực hiện hành vi giết người thì cũng nên quy định cụ thể.
     
     
    Báo quản trị |