07 trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Chủ đề   RSS   
  • #551414 08/07/2020

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    07 trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án

    Chiều nay 16/6/2020, với 436/455 đại biểu có mặt tán thành (chiếm tỷ lệ 90,27%), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

    luật hòa giải đối thoại tại tòa án

    Ảnh minh họa: Luật hòa giải đối thoại tại tòa án

    Hòa giải tại Tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định.

    Theo đó, Luật quy định những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm:

    1. Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

    2. Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

    3. Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng.

    4. Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

    5. Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại.

    6. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

    7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Luật có hiệu lực thi hành từ 01/01/2021.

    Xem chi tiết Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: TẠI ĐÂY

    Cập nhật bởi MinhPig ngày 08/07/2020 05:08:42 CH
     
    3147 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận