Để nhận biết được một hợp đồng và để được pháp luật công nhận, bảo vệ hợp đồng đó thì các bên phải thỏa thuận được với nhau về một số nội dung quan trọng nhất đinh. Vấn đề đặt ra là: Liệu các bên thỏa thuận đến đâu thì Hợp đồng coi như được hình thành (được coi là giao kết)? Dưới đây là 6 điều khoản cần thiết phải nên xuất hiện trong bất kỳ giao kết hợp đồng nào (cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự).
*Đối tượng:
Ví dụ: Chưa thể coi là ký kết hợp đồng mua bán nếu như giữa bên bán và bên mua chưa đạt được thỏa thuận về vật gì cụ thể sẽ được bán cho người mua. Hợp đồng ủy quyền ủy quyèn chưa thể được coi là ký kết nếu như các bên chưa xác định rõ bên được ủy quyền phải thực hiện những công việc gì nhân danh bên ủy quyền.
Tùy theo từng loại hợp đồng mà đối tượng có thể là tài sản phải chuyển giao hay một công việc phải thực hiện. Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản thì tài sản đó phải được phép giao dịch. Nếu đối tượng của hợp đồng là công việc phải thực hiện thì công việc đó phải không bị pháp luật cấm.
*Số lượng:
Đây là yếu tố khá quan trọng. Ngay bản thân khái niệm đối tượng thường được hiểu là “cái gì và bao nhiêu”. Trong số hợp đồng, điều khoản về số lượng tưởng như không được nhắc đến, ví dụ: trong hợp đồng cung cấp năng lượng điện cho người tiêu dùng, người tiêu dùng có quyền tiêu thụ lượng điện cần thiết cho riêng mình. Nhưng xét kỹ về thực chất thì không phải như vậy, vì giá thành trong hợp đồng được dự liệu trước cho từng khoảng số lượng điện năng tiêu thụ, sau đó khoản tiền thanh toán sẽ được cụ thể hóa theo chỉ số tiêu thụ thực tế. Nếu bên tiêu thụ điện dự trù sẽ tiêu thụ một lượng điện gấp nhiều lần so với mức bình quân của người tiêu dùng, để nhằm mục đích sản xuất, thì các bên sẽ ký kết với nhau hợp đồng với mục đích sử dụng khác đi và cũng với giá thành khác đi.
*Chất lượng:
Yêu cầu về chất lượng thường do các bên thỏa thuận. Trong một số trường hợp, chất lượng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và giám sát. Ví dụ: để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng thì các mặt hàng sinh hoạt dân dụng như thực phẩm, thuốc men, đồ dùng điện,… phải được đăng ký chất lượng, đảm bảo mọi yêu cầu về vệ sinh, an toàn.
*Thời hạn:
Thời hạn xác định khoảng thời gian tồn tại của chính hợp đồng, khoảng thời gian mà các bên phải thực hiện cho nhau các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Thời hạn được xác định bằng hai cách chính: bằng thời điểm cụ thể theo lịch (thứ mấy, ngày nào của tháng nào, năm nào, vào lúc mấy giờ..) và bằng phương pháp tính khoảng độ dài thời gian (bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng, mấy tuần, thậm chí mấy giờ).
Trong một số trường hợp thì yếu tố thời hạn ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố khác của hợp đồng. Ví dụ: Điều 492 Bộ luật Dân sự 2005 quy định cho hợp đồng thuê nhà với thời hạn dưới sáu tháng thì phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
*Quyền, nghĩa vụ:
Trong quan hệ nghĩa vụ thì quyền của một bên tương ứng với nghĩa vụ của bên kia. Do vậy, cùng một thời hạn nhưng đối với các một bên của hợp đồng làm phát sinh quyền, nhưng đối với bên kia lại làm phát sinh nghĩa vụ. Ví dụ: thời hạn cho vay làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ đối với bên vay, đồng thời phát sinh quyền đòi lại của bên cho vay.
*Giá cả:
Gía cả của hợp đồng xác định giá trị tương đương của đối tượng hợp đồng. Giá cả thông thường được các bên tự thỏa thuận hoặc các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ bat rung gian định giá. Đối với một số mặt hàng chiến lược hay một số dịch vụ quan trọng thì Nhà nước có quy định các khung giá chuẩn mang tính bắt buộc. Ví dụ: giá bán lẻ xăng dầu, giá cước vận chuyển và các dịch vụ quan trọng khác.
Đối với một số mặt hàng khác thì Nhà nước có tổng kết từ thực tế các khung giá nhằm trợ giúp cho các chủ thể dễ dàng định hướng khi ký kết hợp (như giá quy đổi ngoại tệ, giá trung bình của các mặt hàng xây dựng dân dụng, giá trung bình của các mặt hàng nhu yếu phẩm trong tháng do kết quả điều tra…)