05 bước xử lý nợ hiệu quả nhất?

Chủ đề   RSS   
  • #556427 30/08/2020

    Thanhulaw94

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2020
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    05 bước xử lý nợ hiệu quả nhất?

     

    xử lý nợ hiệu quả

    Ảnh minh họa: Xử lý nợ hiệu quả

    Trên thực tế có rất nhiều trường hợp chúng ta cho người khác vay tiền những không thể đòi được, vậy làm thế nào để xử lý nợ hiệu quả nhất.

    Theo quan điểm cá nhân của mình cần phải xem xét các bước sau để đòi nợ hiệu quả nhất:

    Bước 1: Đánh giá "con nợ" và khoản nợ

    Một bước cực kỳ quan trọng quyết định các bước sau có tốn thời gian và công sức hay không? Vậy đánh giá như thế nào:

    - Tài sản;

    - Công việc;

    - Địa vị xã hội, uy tín cá nhân;

    - Gia đình ( vợ con, bố mẹ, người thân..)

    - Khoản nợ: Nhiều hay ít, có tài liệu chứng cứ gì về việc vay tài sản hay là không? Có đáng để chúng ta thực hiện các bước bên dưới không?

    Những tiêu chí đánh giá giúp ta có một cách nhìn tổng quan về "con nợ" về khả năng thu hồi tài sản mà chúng ta cho họ vay. Theo kinh nghiệm cá nhân của mình "con nợ dễ xử lý nhất là người có nhiều thứ để mất nhất". Chỉ cần ta nắm rõ mọi thứ về họ thì mọi việc còn lại phụ thuộc vào kỹ năng của mình. 

    Bước 2: Tác động "con nợ"

    Đặc điểm chung của tất cả con nợ là đều rất "nhây" và có tỷ tỷ lý do cho việc chậm trả tiền nếu chúng ta quá ngây thơ thì chắc chắn việc đòi được nợ này sẽ nằm trong mơ nếu họ cố tình trong khi có khả năng thanh toán. Vậy tác động con nợ như thế nào cho hợp lý:

    - Phương pháp phổ biến nhất: Điện thoại, nhắn tin, gặp trực tiếp hoặc làm việc với gia đình, người thân và thường xuyên phải gặp cái lắc đầu hoặc không liên quan, không biết dẫn đến sự chán nản của chủ nợ. Sai lầm lớn nhất ở giai đoạn này của chủ nợ thường là mang vị thế của hai bên "thương lượng" lúc đấy vị trí của cả hai sẽ ngang bằng nhau trong khi chúng ta là bên 

    - Phương pháp ít phổ biến: gây sức ép  "dân sự hoặc hình sự".

    "Dân sự" ở đây là mình muốn đề cập đến đó là việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bằng cách khởi kiện dân sự tại TAND có thẩm quyền. Việc đánh giá ở bước 1 có thể giúp bạn quyết định được có nên khởi kiện hay là không? Ví dụ như người khác vay bạn 10tr, 20tr, 30tr... với điều kiện kinh tế và gia đình họ có thể giải quyết cho mình tuy nhiên họ cố tình không trả thì tại sao chúng ta phải mất tiền trong những trường hợp như thế. (các bạn tìm hiểu thêm các quy định về hợp đồng vay tài sản và thủ tục khởi kiện dân sự tại Bộ luật dân sự 2015, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015)

    Còn đối "hình sự" thì tùy trường hợp nếu con nợ có dấu hiệu của việc "lạm dụng tín nhiệm" hoặc "lừa đảo" (các bạn có thể tham khảo các quy định về Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tại sản tại Bộ luật hình sự 2015 để nắm rõ và làm đơn cho chặt chẽ)... chúng ta đều có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan Công an, nơi làm việc và đến chính địa chỉ cư trú của họ. Việc này có hơi rắc rồi và  trên thực tế chắc nhiều bạn cũng biết đó là phần lớn đơn chúng ta gửi đi sẽ được hướng dẫn qua thực hiện thủ tục khởi kiện dân sự  tuy nhiên vẫn có thể có những sức ép nhất định, đôi khi may mắn có thể giải quyết nhanh gọn. Đối với những người mà họ nợ nhiều người và nhiêu nơi nhưng mình chính là người làm "gắt" và căng thẳng nhất thì họ sẽ ưu tiên giải quyết cho mình.

    Tất nhiên bất kỳ ai đều muốn giải quyết việc nợ nần thông qua việc nói chuyện, trao đổi  mà không muốn thời gian công sức tuy nhiên không con nợ nào cũng "ngoan ngoãn" như vậy mà phần lớn là họ liên tục "delay" thậm chí là thách thức. Đôi khi chúng ta trước kia giúp đỡ họ nhưng sau này phải rất bực mình vì chính sự tốt bụng của mình.

    Mình đã giải quyết rất nhiều trường hợp bằng cách khởi kiện dân sự và gửi đơn nên hiểu một phần nào tâm lý của những con nợ. Đôi khi trong đầu ta nghĩ khoản nợ quá ít kèm với việc mất thời gian công sức không thưc sự đáng nên đã chấp nhận tổn thất một khoản tiền.

    Khi sử dụng phương pháp thứ hai mình nghĩ nếu một "con nợ" còn gì để mất họ sẽ thiện chí hơn trong việc giải quyết khoản nợ với chung, đó rõ ràng là những tín hiệu tốt.

    Bước 3: Giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền 

    Như đã chia sẻ ở bước 2 nếu chúng ta không thể giải quyết bằng trao đổi làm việc thì không còn cách nào khác đó là đó là "khởi kiện dân sự". Ở bước này mình sẽ không đề cập đến sức ép hình sự nữa bời vì cách này nếu sau giai đoạn bị từ chối thụ lý thì cần những người có kinh nghiệm để xử lý các bước tiếp theo mới hiệu quả.

    Vậy giải quyết tại Tòa án có thực sự hiệu quả không hay chỉ tốn thời công sức lên xuống làm việc?

    Nếu bạn làm tốt bước 01 thì mình nghĩ chắc chắn sẽ hiệu quả nhất là những người  có nhiều thứ để mất (tài sản, công việc..). Đôi khi mình nghĩ cần làm tới nơi tới chốn như vậy họ mới thực sự nhận thức được trách nhiệm của mình khi đi vay tiền hoặc tài sản từ người khác.

    Những điều các bạn không cần lo lắng:

    - Án phí: đối với những khoản nợ phần lớn sẽ nằm trong khoản "Từ trên 6.000.000 đng đến 400.000.000 đng" thì án phí chỉ có 5%, khi được thu lý đơn chúng ta chỉ nộp 2,5%. Nếu yêu cầu của các bạn được chấp nhận sau này sẽ được hoàn trả lại thậm chí trong một số trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Ví dụ yêu cầu khởi kiện của bạn là 20tr thì Tạm ứng án phí chỉ có 500.000 đồng.

    - Tòa án triệu tập nhiều lần: các bạn nếu có thời gian thì thoải mái cho việc này tuy nhiên nếu quá bận các bạn vẫn có thể làm đơn xin vắng mặt mà quyền lợi của mình vẫn được bảo vệ theo tài liệu chứng cứ có sẵn Thẩm phán sẽ xem xét yêu cầu.

    - Bị đơn không lên: Bạn đừng lo lắng vì quy định hiện tại cho phép Tòa án giải quyết theo quy định nếu đủ số lần triệu tập họ cố tình không lên làm việc. 

    - Thời gian giải quyết lâu: Mình nghĩ nếu các bạn nắm được các quy định về Bộ luật tố tụng dân sự thì sẽ chủ động được trong vấn đề thời hạn giải quyết vụ án đối với trường hợp của mình.

    Lợi ích của việc khởi kiện này giúp các bạn những gì?

    - Con nợ nếu họ có điều kiện trả nợ hoặc có nhiều thứ sợ ảnh hưởng (công việc, uy tín, gia đình..) thì họ buộc phải ít nhất là suy nghĩ lại và hợp tác hơn;

    - Các bạn sẽ được một cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng một quyết định hoặc bán có giá trị hơn lời nói hay tác động bình thường rất nhiều;

    - Các bạn sẽ có kinh nghiệm để sau này để bảo vệ bản thân và thậm chí là những thân, bạn bè của các bạn tốt hơn.

    Nếu giải quyết trên Tòa án những không thể giải quyết được khoản nợ, con nợ vẫn chày cối thì phải làm sao? Công sức theo đuổi vụ kiện là vô ích? Không đâu các bạn chúng ta vẫn còn một bước quan trọng nữa.

    Bước 4: Thi hành án

    Một bước mà mình nghĩ là cuối cùng và cũng mệt mỏi nhất tùy nhiên nếu được chúng ta tại sao không thử.  Bước này có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào bước số 01 bời vì giai đoạn này chính là việc áp dụng Quyết định hoặc Bán án của Tòa án tại bước 03 nếu con nợ vẫn không chịu trả.

    Công việc cũng không phức tạp sau khi bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật là các bạn có thể nộp đơn yêu cầu thi hành án được. Để nắm được chi tiết các bạn có thể tìm hiểu các quy định tại Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 và các văn bản hướng dẫn.

    Bước 5: Đúng người đúng thời điểm

    Thật ra, bước này chỉ là một bước "bonus" thêm bởi vì nó mang tính chất may mắn hơn là kỹ năng. Có thể bạn thấy rằng bước này không quan trọng và buồn cười nhưng thực sự đôi lúc nó lại cực kỳ quan trọng. Bời vì không phải lúc nào chúng ta cũng sẽ đòi được tiền và cũng không thể khẳng định được mãi mãi chúng ta không đòi được tiền. Tuy nhiên nếu bạn may mắn khi đúng lúc con nợ đang có 1 khoản tài chính vừa có hoặc nguồn khác có thể cung cấp tài chính nào để thanh toán cho bạn thì mình nghĩ gặp được một con nợ tử tế thì điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. (ví dụ như trúng số, được nhận thừa kế, được người thân có điều kiện giúp đỡ, được anh em cho tiền...) Những lúc này nếu mình tác động thì thậm chí bước thứ 02 cũng đủ để đòi được tiền.

    Tóm lại, mình nghĩ nếu các bạn chịu khó thực hiện đầy đủ các bước theo chia sẻ của mình thì tính khả thi sẽ rất cao và ngược lại nếu vẫn không giải quyết được thì rất tiếc, bạn đã quay vào ô mất lượt và tiếp tục đợi chờ con nợ, đến khi nào họ thích thì họ trả. Nếu may mắn một ngày nào đó họ vui sẽ liên hệ bạn và thanh toán.

    Rất mong các bạn sẽ không bao giờ rơi vào trường hợp trên để không phải tốn nhiều thời gian công sức.

    Phía trên là những chia sẻ cá nhân của mình và bài viết có thể chưa hoàn toàn hợp lý tuy nhiên mình đã cố gắng đưa ra các cách thức và phương pháp xử lý nợ tốt nhất giữa cá nhân và cá nhân với những khoản nợ không quá lớn hoặc không quá nhỏ mà theo mình là đáng để thử. Còn đối với các khoản nợ lớn hoặc có nhiều vấn đề xoay quanh hơn thì sẽ xử lý theo cách khác, việc này có lẽ mình sẽ chia sẻ sau.

    Còn các bạn có những biện pháp nào hay có thể chia sẻ với cho mọi người cùng nhau học hỏi nhé

    Cảm ơn các bạn đã xem bài viết nhé.

     
    8546 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #556519   30/08/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề 05 bước xử lý nợ hiệu quả nhất nêu trên, theo quan điểm cá nhân của mình thì hiện nay về vấn đề xử lý nợ nghe nổi cộm nhất chính là việc xử lý nợ của những công ty tài chính như FE Credit, Home Credit luôn đi kèm các yếu tố đe dọa gây nhiều tranh cãi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lananh8998 vì bài viết hữu ích
    Thanhulaw94 (31/08/2020)
  • #556598   31/08/2020

    Thanhulaw94
    Thanhulaw94

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2020
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Gần đây các cơ quan chức năng đã có sự quan tâm và siết chặt hơn vấn đề xử lý nợ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng nên sắp tới mình nghĩ việc đòi nợ bằng các biện pháp trái pháp luật sẽ bị xem xét nhiều hơn. Đặc trưng của công việc xử lý nợ là dùng mọi cách để đòi nợ nên vi phạm quy định pháp luật rất nhiều. 

     
    Báo quản trị |