04 khuyến cáo của Công an để tránh lọt thông tin trên không gian mạng

Chủ đề   RSS   
  • #602868 27/05/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần


    04 khuyến cáo của Công an để tránh lọt thông tin trên không gian mạng

    Mua bán thông tin cá nhân của khách hàng trên không gian mạng đang là mối đe dọa lớn đối với người dân. Không chỉ gây ra phiền toái mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cá nhân của người dân, thậm chí còn lợi dụng những thông tin này để thực hiện những hành vi trái với pháp luật.

    Vậy nên bài viết sẽ cung cấp một số khuyến cáo của Công an TP. Hồ Chí minh để tránh lộ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng.

    Mới đây, Công an TP.HCM thông tin hành vi mua bán thông tin cá nhân trên không gian mạng hiện nay đang diễn ra phổ biến, công khai, trắng trợn thông qua các Website, trang nhóm mạng xã hội, diễn đàn tin tặc. Không chỉ diễn ra đơn lẻ, giữa các các nhân mà còn có sự tham gia của các công ty, tổ chức, doanh nghiệp.

    Theo đó có 03 nguyên nhân chính để lọt thông tin cá nhân trên không gian mạng là:

    (1) Do người dùng Internet bất cẩn, chưa có ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân (chia sẻ công khai trên không gian mạng, lưu trữ, truyền đưa không bảo mật). 

    (2) Do cơ quan, tổ chức có dữ liệu cá nhân của khách hàng nhưng làm lộ lọt ra bên ngoài. 

    (3) Do tin tặc (hacker) sử dụng năng lực kỹ thuật thu thập dữ liệu cá nhân, sử dụng phần mềm, mã độc thu thập dữ liệu cá nhân; tấn công, xâm nhập hệ thống máy tính chiếm đoạt dữ liệu cá nhân.

    Từ đó, dữ liệu cá nhân bị lọt ra bên ngoài nên một số đối tượng xấu sử dụng để gọi điện, nhắn tin giả mạo, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tạo hồ sơ giả mạo vay tiền trực tuyến. Ngoài ra, các công ty, doanh nghiệp sử dụng gọi điện thoại làm phiền để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

    Công an TP.HCM khuyến cáo người dân:

    - Hạn chế đăng tải thông tin, dữ liệu cá nhân trên không gian mạng, đặc biệt là các dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

    - Sử dụng các biện pháp bảo mật khi truyền đưa dữ liệu cá nhân trên không gian mạng.

    - Chỉ cung cấp thông tin dữ liệu cá nhân cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp uy tín và cần thiết.

    - Bảo mật thiết bị điện tử, tài khoản định trực tuyến có lưu trữ dữ liệu cá nhân (mật khẩu mạnh, bảo mật 2 lớp, hạn chế sử dụng wifi công cộng, không truy cập vào đường link lạ).

    Hành vi bán thông tin khách hàng được quy định thế nào?

    Theo Bộ luật Hình sự 2015

    Căn cứ tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

    Nếu việc rao bán data khách hàng mà dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng cả về vật chất và phi vật chất; thì chủ thể thực hiện hành vi bán data sẽ có thể bị xử lý hình sự với tội danh là đưa; hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.

    Theo Luật An toàn thông tin mạng 2015

    Ngoài ra, tại Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

    - Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa; thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật.

    - Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin; hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.

    - Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.

    - Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.

    - Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.

    - Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.

    Như vậy việc bán data khách hàng là hành vi trái pháp luật và là hành vi bị nghiêm cấm.

    Xử lý hành vi vi phạm

    Xử phạt vi phạm hành chính

    Theo Khoản 5 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: Đối với hành vi mua bán, trao đổi thông tin khách hàng thì cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 50 triệu – 70 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có hành vi trên có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng; và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. (Điểm a, Điểm b Khoản 9 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP)

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Trường hợp nếu hậu quả gây ra nghiêm trọng, dẫn đến gây ảnh hưởng nghiệm trọng đối với cá nhân đó thì chủ thể mà thực hiện hành vi bán thông tin khách hàng sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 288 của Bộ luật Hình sự 2015 mức phạt sẽ dao động từ 30 - 200 triệu đồng. Thậm chí chủ thể này có thể có thể bị  phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng- 03 năm

     
    1690 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (12/06/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận