04 điều cần lưu ý khi gia hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục

Chủ đề   RSS   
  • #528874 24/09/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    04 điều cần lưu ý khi gia hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục

    https://danluat.thuvienphapluat.vn/04-dieu-can-luu-y-khi-gia-han-hop-dong-lao-dong-bang-phu-luc-177646.aspx

    Thực tế có nhiều trường hợp sau khi thời hạn hợp đồng lao động kết thúc, các bên có nhu cầu gia hạn thời hạn hợp đồng để người lao động tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các quy định pháp luật liên quan về gia hạn hợp đồng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến 04 lưu ý bạn cần biết khi gia hạn hợp đồng bằng phụ lục.

    - Thứ nhất: Cần có sự đồng ý của người lao động

    Điều tiên quyết khi muốn áp dụng gia hạn hợp đồng lao động là phải cần có sự đồng ý của cả người lao động và người sử dụng lao động. Nói cách khác, việc gia hạn cần được thống nhất từ cả hai phía chứ không phải quyền áp đặt của công ty.

    - Thứ hai: Chỉ được gia hạn 01 lần đối với một hợp đồng lao động

    Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động.

    - Thứ ba: Tổng thời hạn của hợp đồng lao động và phụ lục không làm thay đổi bản chất hợp đồng lao động

    Khi gia hạn hợp đồng lao động phải đảm bảo không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết. Theo đó, nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì tổng thời gian hợp đồng lao động đã ký và phụ lục không quá 36 tháng. Còn nếu là hợp đồng lao động dưới 12 tháng thì tổng thời gian không quá 12 tháng.

    - Thứ tư: Gia hạn trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng lao động

    Bản chất của phụ lục là để quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động (khoản 1 Điều 24 Bộ luật lao động 2012). Do đó, việc điều chỉnh thời hạn của hợp đồng lao động thông qua phụ lục phải được thực hiện khi hợp đồng lao động còn hiệu lực.  

     

    Xử lý hành vi vi phạm

    Hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo Khoản 1 Điều 8 Nghị Định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể, phạt tiền người sử dụng lao động khi có hành vi:

    Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết:

    + Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    + Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

    + Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

    + Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

    + Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên”.

     
    3775 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận