Yêu cầu về tổ chuyên gia và tổ thẩm định trong đấu thầu mới nhất năm 2024

Chủ đề   RSS   
  • #611466 13/05/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (209)
    Số điểm: 1558
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Yêu cầu về tổ chuyên gia và tổ thẩm định trong đấu thầu mới nhất năm 2024

    Việc thành lập tổ chuyên gia và tổ thẩm định đủ năng lực, có trách nhiệm, đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật là điều cần thiết trong lĩnh vực đấu thầu, việc này nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và chính xác của gói thầu.

    Trong quá trình đấu thầu, để giúp chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu phù hợp thì vai trò của tổ chuyên gia và tổ thẩm định rất quan trọng. 

    (1) Tổ chuyên gia và tổ giám định là ai?

    Tổ chuyên gia

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Đấu thầu năm 2023 khi lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thì bên mời thầu có quyền quyết định thành lập tổ chuyên gia.

    - Tổ chuyên gia bao gồm cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu đối với lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư thành lập hoặc giao nhiệm vụ để thực hiện một hoặc các công việc như sau:

    - Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; 

    - Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư 

    Tổ thẩm định 

    Tổ thẩm định gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được người có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập hoặc giao nhiệm vụ để kiểm tra, xem xét sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với một hoặc các nội dung như sau:

    - Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu; 

    -Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu 

    - Kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

    Ngoài ra, thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh ( theo Điều 19 Luật Đấu thầu năm 2023)

    (2)  Yêu cầu về năng lực của tổ chuyên gia, tổ giám định.

    Để đảm bảo được tính công bằng, công khai, minh bạch trong quá trình đấu thầu, thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng yêu cầu theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP:

    - Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP;

    - Tốt nghiệp đại học trở lên;

    - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    - Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý.

    Ngoài ra, tùy theo hình thức đấu thầu khác nhau sẽ có các yêu cầu riêng về năng lực của tổ chuyên gia, tổ thẩm định. Chẳng hạn như:

    - Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu (khoản 2 Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP)

    - Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì các chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu (khoản 3 Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP)

    Như vậy, để trở thành thành viên của tổ chuyên gia, tổ giám định cần phải thỏa mãn các điều kiện như tốt nghiệp đại học, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tối thiểu 03 năm công tác thuộc các lĩnh vực có liên quan. Ngoài ra tùy theo hình thức đấu thầu khác nhau sẽ có các yêu cầu riêng về năng lực của tổ chuyên gia, tổ thẩm định. 

    (3) Trách nhiệm của tổ chuyên gia và tổ giám định 

    Việc thành lập tổ chuyên gia và tổ thẩm định phải đáp ứng các điều kiện yêu cầu về năng lực. Các thành viên trong tổ chuyên gia, tổ giám định cần phải có trách nhiệm như sau:

    Trách nhiệm của tổ chuyên gia

     Tổ chuyên gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đấu thầu và đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong lựa chọn nhà thầu hoặc nhà đầu tư, căn cứ vào căn cứ Điều 80 Luật Đấu thầu 2023, tổ chuyên gia có trách nhiệm như sau:

    – Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

    – Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; đề xuất với bên mời thầu phương án xử lý tình huống trong trường hợp phát sinh tình huống trong đấu thầu (nếu có).

    – Bảo mật thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

    – Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 80 Luật Đấu thầu 2023 theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

    – Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, tổ chuyên gia đóng vai trò quan trọng trong quá trình đấu thầu, lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá và lựa chọn nhà thầu hoặc nhà đầu tư đáp ứng các yêu cầu cần thiết và tuân theo quy định của pháp luật.

    Trách nhiệm của tổ thẩm định 

    Căn cứ theo Điều 81 Luật Đấu thầu 2023, tổ giám định phải có các trách nhiệm sau:

    - Hoạt động độc lập, khách quan khi tiến hành thẩm định.

    - Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan.

    - Bảo mật thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định.

    - Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật, người có thẩm quyền, chủ đầu tư về kết quả thẩm định và các công việc được giao theo quy định tại Điều 81.

    - Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Theo quy định trên, tổ thẩm định phải có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư/ bên mời thầu cung cấp tài liệu liên quan trong quá trình đấu thầu để thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp có sự cố xảy ra, tổ thẩm định phải chịu trách nhiệm theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư... 

    Như vậy, trách nhiệm của tổ chuyên gia và tổ giám định được Luật Đấu thầu quy định rõ ràng tại Điều 80 và Điều 81, bao gồm việc lập hồ sơ mời, đánh giá và lựa chọn nhà thầu, yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan, bảo mật thông tin,..đáp ứng các yêu cầu cần thiết khác và tuân theo quy định của pháp luật.

    Tóm lại, tổ chuyên gia và tổ giám định là những cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được người có thẩm quyền giao nhiệm vụ để thực hiện một hoặc các công việc khác nhau.

    Chính vì vậy, tổ chuyên gia và tổ giám định phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu điều kiện về năng lực cũng như trách nhiệm của mình trong quá trình đấu thầu, đảm bảo tính công khai, minh bạch và chính xác của gói thầu.

     
    1122 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận