Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #616459 17/09/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 474 lần


    Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết là gì?

    Mâm ngũ quả được xem là một phần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết. Vậy bạn có biết ý nghĩa của mâm ngũ quả hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

    (1) Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết là gì?

    Mâm ngũ quả được xem là một phần không thể thiếu trong dịp Tết đến xuân về, tại mỗi gia đình dù là miền Bắc, miền Trung hay miền Nam thì đều cố gắng chuẩn bị thật đầy đủ và tinh tươm nhất cho mâm ngũ quả để dâng lên tổ tiên, ông bà của mình.

    Theo quan niệm của người Việt nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung thì mâm ngũ quả còn tượng trưng cho 5 yếu tố của Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đó cũng là lý do mà mâm ngũ quả thường có 5 loại trái cây với tên gọi và màu sắc khác nhau.

    Mâm ngũ quả ngày Tết tượng trưng cho lòng hiếu thảo, sự thành tâm của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và thể hiện tốt hiếu đạo “uống nước nhớ nguồn” trong những ngày đầu năm. Bên cạnh đó, nó còn mang ý nghĩa của sự tươi trẻ, mới mẻ và những mong ước của gia chủ về những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới. 

    Mâm ngũ quả ngày Tết ở các miền khác nhau thì cũng có một số điểm khác biệt nho nhỏ so với nhau, như đối với miền Bắc thường thì mâm ngũ quả sẽ gồm các trái như chuối, bưởi, đào, hồng, quýt, quất, lê… Đặc biệt, đối với mâm ngũ quả ở miền Bắc nhất thiết phải có nải chuối bởi vì theo quan niệm thì nải chuối có hình dáng như bàn tay ngửa thể hiện cho sự che chở, bảo bọc của đất trời.

    Đối với mâm ngũ quả của miền Trung thì do có phần giao thoa văn hóa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ các loại của 02 miền như chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, cam, lê ki ma, thanh long…

    Cuối cùng là miền Nam thì mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại trái như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Và cũng từ mâm ngũ quả của miền Nam mà lại xuất hiện nhiều câu đồng âm về mâm ngũ quả như “Cầu sung dừa đủ xài” hoặc “Cầu dừa đủ xài sung”,...

    Sự đa dạng trong cách bày biện mâm ngũ quả giữa các miền Bắc, Trung, Nam không chỉ làm phong phú thêm nét văn hóa mà còn thể hiện sự sáng tạo của người dân trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống. 

    Mâm ngũ quả ngày Tết là không chỉ là một phong tục tập quán mà còn là một phần của bản sắc văn hóa dân tộc. Nó phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân trong việc gìn giữ truyền thống và mong muốn hướng về cội nguồn, từ đó tạo ra một không gian văn hóa phong phú và ý nghĩa trong những ngày đầu năm mới.

    Ngày nay, với tính sáng tạo bao la, các bạn trẻ đã biến tấu, sáng tạo thêm một số loại mâm ngũ quả như là “Cầu dừa đủ chỉ tiêu” hay là “Cầu dừa đủ qua môn”,...Dù là loại trái cây gì thì mỗi loại trái cây đều mang những ý nghĩa riêng, góp phần tạo nên không khí Tết vui tươi và ấm áp.

    (2) Tết Âm lịch năm 2025 rơi vào ngày nào?

    Tết Nguyên đán năm 2025, hay còn gọi là Tết âm lịch, sẽ là năm Ất Tỵ, năm con Rắn, bắt đầu từ ngày 29 tháng 1 năm 2025 dương lịch (Thứ Tư).

    Hiện tại, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xin ý kiến từ các bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ về phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025.

    Khác với những năm trước, trong dự thảo tờ trình lần này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất một phương án duy nhất cho kỳ nghỉ Tết âm lịch Ất Tỵ như sau:

    Nghỉ 5 ngày theo quy định, trong đó có 2 ngày trước Tết và 3 ngày sau Tết. Cụ thể, công chức và viên chức sẽ được nghỉ từ thứ Bảy, ngày 25 tháng 1 năm 2025 đến hết Chủ nhật, ngày 2 tháng 2 năm 2025 dương lịch (tức từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

    Với phương án này, dịp nghỉ Tết âm lịch của công chức và viên chức sẽ kéo dài tổng cộng 9 ngày, bao gồm 5 ngày nghỉ Tết âm lịch và 4 ngày nghỉ hàng tuần.

    Theo quy định tại Điều 112 Bộ Luật Lao động 2019 quy định, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

    - Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

    - Tết Âm lịch: 05 ngày;

    - Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

    - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

    - Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

    - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

    Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương 05 ngày trong dịp Tết Âm lịch.

     
    143 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận