Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan? Nghĩa vụ của con cái với cha mẹ trong lễ Vu Lan là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #615241 15/08/2024

    Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan? Nghĩa vụ của con cái với cha mẹ trong lễ Vu Lan là gì?

    Theo văn hóa truyền thống thì vào ngày lễ Vu lan sẽ có nghi thức "Bông hồng cài áo" - Vậy nghi thức này có ý nghĩa gì? Ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.

    Ý nghĩa Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan?

    Bông hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương, Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

    Nghi thức “Bông hồng cài áo” chính là để tưởng nhớ những người mẹ đã mất và đồng thời tôn vinh những người mẹ còn lại trên thế gian này.

    Trong nghi thức “Bông hồng cài áo”, các phật tử thường sẽ cài lên người bông hồng màu đỏ, bông hồng màu đỏ nhạt và bông hồng màu trắng. Mỗi màu hoa đều có ý nghĩa riêng của nó, cụ thể:

    - Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời.

    - Bông hồng màu đỏ nhạt cho những người còn mẹ hoặc cha.

    - Bông hồng màu trắng cho những người kém may mắn khi không còn cha và mẹ trên đời.

    Ngoài ra, trong nghi thức còn có "Bông hồng màu vàng" được phật tử cài lên ngực cho chư tăng khi tham dự lễ Vu Lan, thể hiện tấm lòng cao quý, tâm hồn cao cả.

    Nghĩa vụ của con cái trong lễ Vu Lan?

    Theo Điều 70 và Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con cái phải có bổn phận và nghĩa vụ sau với cha mẹ của mình:

    - Con cái có bổn phận phải yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình

    - Con cái có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật;

    Trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

    Tuy nhiên, là một người con thì yêu quý, kính trọng, chăm sóc,...đối với cha mẹ của mình là điều bắt buộc phải thực hiện trong cuộc sống hàng ngày chứ không chỉ thực hiện trong ngày lễ Vu Lan.

    Người lao động nào sẽ được nghỉ làm trong lễ Vu Lan?

    Lễ Vu Lan báo hiếu bắt đầu vào Rằm tháng 7 - ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Đối chiếu theo lịch Dương lịch thì Lễ Vu Lan báo hiếu sẽ rơi vào ngày 18/8/2024 (tức ngày Chủ nhật).

    Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về định về nghỉ lễ, tết như sau:

    - Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

    + Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

    + Tết Âm lịch: 05 ngày;

    + Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

    + Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

    + Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

    + Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

    - Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

    - Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.

    Theo quy định trên thì lễ Vu Lan không thuộc các ngày lễ mà người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương.

    Do đó, những người lao động có ngày nghỉ hàng tuần là ngày Chủ nhật sẽ được nghỉ làm vào ngày Lễ Vu Lan.

    Trường hợp người lao động có ngày nghỉ hàng tuần không rơi vào ngày Chủ nhật hàng tuần thì có thể sử dụng ngày nghỉ hàng năm của mình để xin nghỉ phép

    Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động được xác định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

    - Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    + 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    + 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

    + 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

    - Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

    Như vậy, nghi thức “Bông hồng cài áo” chính là để tưởng nhớ những người mẹ đã mất và đồng thời tôn vinh những người mẹ còn lại trên thế gian này.

    Con cái có bổn phận phải yêu quý, kính trọng, chăm sóc,...đối với cha mẹ của mình trong cuộc sống hàng ngày để báo đáp công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ mình.

     
    368 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận