Ý kiến góp ý về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư

Chủ đề   RSS   
  • #197010 27/06/2012

    luatsuphamxuanduong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/06/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Ý kiến góp ý về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư

    Sau khi Cổng TTĐT Chính phủ đăng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư để lấy ý kiến nhân dân, một số luật sư, cán bộ tư pháp đã bày tỏ ý kiến góp ý về quy định đào tạo nghề luật sư, quyền của người tập sự, thủ tục tham gia tố tụng của luật sư… nêu trong dự thảo. Luật sư Phạm Xuân Dương, Phó Tổng Giám đốc Công ty Luật Đại Việt, Hà Nội cho biết:

    "Hiện nay đa số luật sư vừa tốt nghiệp ra trường vào công ty tập sự đều chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của công việc. Do vậy, việc phát triển đội ngũ luật sư về mặt số lượng không hẳn là vấn đề cấp bách, mà quan trọng hơn là nâng cao chất lượng cho đội ngũ này".

     

    Luật sư Phạm Xuân Dương

    Luật sư Phạm Xuân Dương đề nghị cần chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ luật sư để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công việc. Ảnh Chinhphu.vn

    "Vì vậy việc dự thảo quy định kéo dài thời gian đào tạo là hợp lý. Bởi vì, những kiến thức lý luận chuyên môn, các luật  sư tuy đã được đào tạo bài bản từ chương trình cử nhân luật, nhưng vẫn cần phải nâng cao hơn nữa về mặt lý luận và  kinh nghiệm thực tiễn mới đáp ứng được yêu cầu hành nghề. Do vậy, tôi đồng tình với việc kéo dài thời gian đào tạo   luật sư. Tuy nhiên, không nên rút ngắn thời gian tập sự mà vẫn nên giữ nguyên như quy định hiện hành", Luật sư Phạm Xuân Dương đề nghị.

    Luật sư Trần Giáng Hương, Văn phòng Luật sư Tam Đa, Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: "Yêu cầu đặt ra cho đào tạo   một luật sư là vừa đảm bảo bồi dưỡng sâu về kiến thức chuyên môn, vừa phải tạo điều kiện để người học nghề được   trang bị những kinh nghiệm thực tế. Những kỹ năng thực tế không đơn giản chỉ là nghe người khác nói lại mà cách   tiếp thu quan trọng và hiệu quả nhất là phải thường xuyên cọ xát với thực tiễn. Chính vì vậy, cần phải tăng thời gian   tập sự thực tế cho người tập sự luật sư mới là hợp lý".

    Góp ý về chế độ tập sự hành nghề luật sư

    Về chế độ tập sự hành nghề, luật sư Giáng Hương bày tỏ quan điểm đồng tình với quy định của dự thảo: “Người tập   sự  hành nghề Luật sư không được nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng, chỉ được thực hiện một số   công  việc cụ thể theo sự phân công của Luật sư hướng dẫn”. 

    Luật sư Giáng Hương cũng cho rằng: Quy định này đã tạo điều kiện cho người tập sự hành nghề luật sư được trực tiếp  tham gia các công việc của luật sư hành nghề trong phạm vi nhất định, vừa bảo đảm cho khách hàng được cung cấp  dịch vụ pháp lý tốt nhất. Vì thực tế cho thấy, trừ một số người có tố chất nổi trội, còn đa phần năng lực đội ngũ luật  sư tập sự hiện nay chưa đáp ứng ngay được yêu cầu. Do đó người tập sự nghề Luật sư đòi hỏi phải yêu nghề, tự học  hỏi, tự rèn luyện, không được nóng vội, nếu mất uy tín 1 lần thì rất khó khôi phục lại.

    Nhìn ở góc độ khác, ông Nguyễn Tuấn Anh, Sở Tư pháp tỉnh Hưng Yên cho rằng: Quy định người tập sự hành nghề Luật sư chỉ được theo Luật sư chính thức để học việc, chứ không được hành nghề với tư cách Luật sư ngay cả việc tham gia tố tụng tại các Tòa án cấp quận, huyện cần được cân nhắc kỹ hơn.

    "Vì thực tế ở các tỉnh đang thiếu rất nhiều Luật sư để thực hiện các án chỉ định do các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu. Mà xu hướng hiện nay việc trưng cầu luật sư từ giai đoạn điều tra ngày càng nhiều do hoạt động cải cách tư pháp mạnh nhằm đảm bảo và hạn chế tối đa việc oan sai mà lực lượng luật sư tập sự này đã phát huy việc bào chữa chỉ định nhất là ở các quận, huyện. Mặt khác, nếu hạn chế hoạt động thực tế của luật sư tập sự thì cũng làm hạn chế khả năng thâm nhập thực tế của luật sư tập sự", ông Tuấn Anh giải thích.

    Vì vậy, ông Tuấn Anh kiến nghị, dự thảo nên chia thời gian tập sự của luật sư thành các giai đoạn (có thể là 2 hoặc 3 giai đoạn) để người tập sự từng bước tích lũy kinh nghiệm. Sau một thời gian trải nghiệm thực tiễn, đến giai đoạn cuối của quá trình tập sự, người tập sự nghề Luật sư có thể được tham gia tố tụng tại các Tòa án cấp quận, huyện.

    Đồng tình quy định cho phép giáo viên dạy pháp luật hành nghề luật sư

    Ông Trương Ngọc Dinh, Tòa án nhân dân Thành phố Ninh Bình bày tỏ quan điểm đồng tình với quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 17 dự thảo Luật: “Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, trừ viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật... thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư”.

    Cùng quan điểm trên ông Nguyễn Tuấn Anh, Sở Tư Pháp Hưng Yên cho rằng: Tỷ lệ luật sư so với số dân ở Việt Nam còn thấp so với yêu cầu, do vậy cần phải phát triển đội ngũ này. Tuy nhiên, việc phát triển cần phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, chứ không thể thuần túy tính toán theo kiểu số học. Bởi vì, nghề luật sư là nghề đặc thù, không chỉ đòi hỏi vững về lý thuyết mà còn phải giỏi về thực hành, nghề này cũng cần phải có thời gian và kinh nghiệm thực tiễn để thẩm thấu năng lực, trình độ.

    Do vậy, dự thảo chỉ nên cho phép người làm công tác giảng dạy pháp luật hành nghề luật sư để huy động tối đa chất xám và kinh nghiệm thực tiễn của những người là viên chức đang giảng dạy luật. Mặt khác quy định này còn giúp cho những người làm công tác giảng dạy, đào tạo có thêm kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp nói chung, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư theo tinh thần chiến lược đề ra.

    Xin nhấn vào đây để xem toàn văngóp ý dự thảo.

    Đức Mạnh – Trần Thơm thực hiện(Chinhphu.vn)

    http://www.luatdaiviet.vn/xem-tin-tuc/luat-su-pham-xuan-duong-pgd-cong-ty-luat-tnhh-dai-viet-y-kien-gop-y-ve-du-thao-luat-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-luat-luat-su

     

     
    14369 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsuphamxuanduong vì bài viết hữu ích
    chaulevan (01/07/2012) cafeluatonline (01/07/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #198430   03/07/2012

    trancaophulaw
    trancaophulaw

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    1.Đối với người tập sự hành nghề luật sư: theo quan điểm của riêng tôi thì nên sửa thành " Tập sự luật sư" vừa ngắn gọn , vừa dủ nghĩa.

    2.Nên cho người tập sự hành nghề luật sư được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo uỷ quyền tại TAND các cấp, nếu được khách hàng đồng ý, luật sư hướng dẫn và/hoặc tổ chức hành nghề chấp thuận, TAND chấp thuận. Nếu không cho họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo uỷ quyền hợp pháp thì vô tình Luật luật sư đã mâu thuẫn với Bộ luật dân sự " Hợp đồng uỷ quyền".Như vậy, Tập sự luật sư có bị cho là người " hạn chế năng lực hành vi dân sự hay không ?" mà không được làm người đại diện theo uỷ quyền. Mặt khác, thông qua hành vi uỷ quyền người tập sự hành nghề luật sư sẽ có điều kiện cọ sát với thực tế và qua đó sẽ rút ra nhiều bài học quý báu bổ ích hơn cho họ và tạo điều kiện cho họ làm khoá luận tốt nghiệp luật sư sau này, chất lượng luật sư thực thọ sau này mới cao. Mong các bạn đóng góp thêm để Bộ tư pháp xem xét lại vấn đề này, cám ơn rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trancaophulaw vì bài viết hữu ích
    cafeluatonline (04/07/2012) phantantai2012 (16/05/2013)
  • #211960   06/09/2012

    huongdem92
    huongdem92

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/05/2012
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mình thấy luật luật sư có nhiều điểm ko phù hợp với thực tế

     
    Báo quản trị |  
  • #155644   16/12/2011

    giakhanh1809
    giakhanh1809

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2011
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Sửa đổi Luật tạo bước ngoặt cho sự phát triển nghề luật sư


    Việc sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư (LS) đang được đặt kỳ vọng sẽ tạo bước ngoặt cho sự phát triển nghề LS, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, khách hàng về dịch vụ pháp lý.

    “Hành lang” còn nhiều barie

    Hội nghị tổng kết 5 năm thi hành Luật LS (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra) đã được Bộ Tư pháp tổ chức ở Hà Nội sáng qua (14/12).

    Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng đã tặng Bằng khen cho 24 tập thể và 28 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 5 năm thi hành Luật LS

     

    Theo đánh giá, Luật LS đã giúp hoạt động LS diễn ra sôi động, không những đáp ứng kịp thời nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng cao của xã hội, mà còn góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, cũng trong 5 năm qua, các LS không ngừng “kêu” về những “rào cản" từ chính các qui định pháp luật. Trong khi đó, các cơ quan tiến hành tố tụng, khách hàng (cá nhân, tổ chức) lại thường xuyên “than vãn” và có cái nhìn không mấy thiện cảm về nghề LS và đội ngũ LS.

    Nguyên nhân những hạn chế, tồn tại và các giải pháp, kiến nghị đã được chỉ ra, trong đó quan trọng là cần phải hoàn thiện thể chế về hoạt động LS vì đây là “tâm” cho mọi hoạt động quản lý, phát triển nghề và đội ngũ LS.

    Sửa đổi phải đi vào chiều sâu

    Từ bức xúc của thực tiễn, các LS hy vọng, Luật LS và các qui định liên quan sẽ được sửa đổi, bổ sung để nghề LS có cơ sở pháp lý phù hợp cho việc khẩn trương đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả tổ chức, hoạt động LS một cách tổng thể, đồng bộ, phát triển bền vững với việc tăng trưởng số lượng một cách hợp lý và nâng cao, bảo đảm chất lượng, đạo đức nghề nghiệp của LS Việt Nam, tạo nền tảng cho đội ngũ và hoạt động LS Việt Nam tiến tới hội nhập vào thị trường dịch vụ pháp lý quốc tế.

    Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, việc sửa đổi, bổ sung Luật LS lần này còn phải so sánh với chuẩn mực của nghề LS khu vực và thế giới, nếu không “nghề LS của ta sẽ tụt hậu mà không phải lúc nào cũng mang Luật ra để sửa”. Hiện các đóng góp sửa đổi Luật LS mới đi vào chiều rộng, chưa vào chiều sâu, trong khi Chính phủ cần có những ý kiến toàn diện để hoàn thiện và trình Quốc hội một dự thảo Luật đủ sức đi vào chiều sâu, tạo bước ngoặt cho sự phát triển của đội ngũ LS, đáp ứng yêu cầu phát triển của nghề LS theo yêu cầu của thực tiễn.

    Đang có 2 phương án trong việc sửa đổi, bổ sung Luật LS là sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật LS hoặc xây dựng Luật LS sửa đổi thay thế Luật LS hiện hành, nhưng dù phương án nào cũng đều nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động LS, xã hội hóa công tác đào tạo LS tạo sự cạnh tranh trong đào tạo nghề, tăng cường trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của cá nhân LS, thống nhất việc quản lý Nhà nước và phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp của LS.

    #ece9d8;padding:0.75pt;background-color:transparent;">

    Cả nước đã có 7.072 LS và gần 3.500 người tập sự hành nghề LS, tăng gần 4.000 LS với gần 78% là LS trẻ (có độ tuổi dưới 40), có 2.831 tổ chức hành nghề LS. Theo kế hoạch, đến tháng 1/2012, cả nước sẽ có đủ 63 Đoàn LS sau khi Đoàn LS tỉnh Lai Châu chính thức được thành lập…

    Trong 5 năm qua, hoạt động LS có tổng doanh thu hơn 1.500 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 475 tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động

    (nguồn: Bộ Tư pháp)

    Xem thêm ở dây


    Cập nhật bởi giakhanh1809 ngày 16/12/2011 10:38:08 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #191309   04/06/2012

    lanh92pro
    lanh92pro

    Female
    Chồi

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2011
    Tổng số bài viết (67)
    Số điểm: 1076
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 6 lần


    sửa đổi luật Luật sư?!

    Sửa đổi Luật Luật sư: “Rộng đường” hơn cho Luật sư hành nghề

    Hôm qua 31/5 thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật LS (LS). Đây là lần đầu tiên Dự án luật này được đưa ra Quốc hội cho ý kiến.

    Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết: Sau 5 năm thi hành Luật, đội ngũ LS đã phát triển nhanh về số lượng, với hơn 7.072 LS (tăng 250,8% so với trước khi Luật có hiệu lực) và gần 3.500 người tập sự hành nghề LS, hoạt động trong 2.831 tổ chức hành nghề LS. Chất lượng của đội ngũ LS từng bước được nâng lên, số LS đã qua đào tạo nghề LS chiếm hơn 75% tổng số LS. Theo báo cáo của 59 Đoàn LS, trong 5 năm (2007 - 2011) các LS đã tham gia hàng trăm ngàn vụ án hình sự; vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình; kinh tế, thương mại, lao động, hành chính, trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách... Hoạt động của tổ chức LS nước ngoài được duy trì tương đối ổn định.

    “ Luật LS đã thực sự đi vào cuộc sống và mang lại nhiều kết quả. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động LS ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do một số quy định của Luật LS đã không còn phù hợp với thực tiễn.” Bộ trưởng nhấn mạnh.

    Dự thảo Luật LS sửa đổi có nhiều quy định mới, đáng chú ý so với luật hiện hành.

    “Siết” chặt hơn điều kiện miễn đào tạo nghề LS

    Theo Tờ trình của Chính phủ thì dự thảo Luật được sửa đổi theo hướng quy định chặt chẽ hơn về điều kiện được miễn đào tạo nghề LS và thu hẹp các đối tượng được miễn đào tạo và tập sự hành nghề LS. Theo đó, đối với một số đối tượng đã từng đảm nhiệm các chức danh tư pháp thì phải bảo đảm có đủ 5 năm thực tế công tác trở lên mới được xem xét cho miễn đào tạo và tập sự hành nghề LS. 

    Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết: đa số ý kiến Ủy ban nhất trí việc quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề LS. Tuy nhiên, quy định tiêu chuẩn đối với LS vừa phải bảo đảm mặt bằng chung với các chức danh tư pháp khác, đồng thời có sự phân định phù hợp với từng loại chức danh tư pháp. Theo cách tiếp cận đó, đa số ý kiến cho rằng, để được bổ nhiệm các chức danh tố tụng như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên (kể cả thẩm phán, kiểm sát viên sơ cấp) thì các đối tượng này phải trải qua thời gian đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thời gian công tác thực tiễn nhất định, vì vậy, việc quy định phải có thêm thời gian 5 năm trở lên giữ các chức danh đó mới được miễn đào tạo nghề LS là không hợp lý.

    Ủy ban Tư pháp cũng không đồng ý đưa Công chứng viên, Chấp hành viên, Thừa phát lại vào diện  được miễn đào tạo nghề LS vì họ chưa được đào tạo nghề tiến hành tố tụng.

    Cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật làm LS.

    Chính phủ cho rằng, quy định này nhằm thu hút những người có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật tham gia hành nghề LS, góp phần phát triển hợp lý số lượng LS, tạo điều kiện cho viên chức giảng dạy pháp luật có thêm kinh nghiệm thực tiễn phục vụ công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo.

    Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp cho rằng việc quy định cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật được “kiêm nhiệm” hành nghề LS sẽ tạo ra ngoại lệ không phù hợp. Bên cạnh đó, số viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật là đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn pháp lý cao, nhiệm vụ chủ yếu và hết sức quan trọng của họ là đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan tư pháp và toàn xã hội. Việc hành nghề LS thường gắn liền với hoạt động tố tụng và hoạt động tố tụng chủ yếu được tiến hành trong giờ hành chính, do đó giảng viên không thể làm thêm nghề LS trong giờ hành chính được. Như vậy, việc cho phép nhóm đối tượng này được kiêm nhiệm hoạt động cả hai lĩnh vực sẽ khó bảo đảm chất lượng.

    Cũng có ý kiến nhất trí với dự thảo Luật, vì cho rằng, theo quy định của Luật viên chức, thì việc hành nghề LS không thuộc diện bị cấm đối với giảng viên đại học.

    Mở rộng đối tượng được yêu cầu LS bào chữa

    Theo Tờ trình của Chính phủ, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động tham gia tố tụng của LS, dự thảo Luật quy định: ngoài người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì “người thân” của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc “người đại diện hợp pháp” của các đối tượng này cũng có quyền yêu cầu LS bào chữa.

     Vấn đề này được đa số ý kiến Ủy ban tư pháp tán thành vì cho rằng, việc mở rộng quyền yêu cầu bào chữa không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hành nghề LS, và quan trọng là bảo đảm tốt hơn quyền lợi của bị can, bị cáo hoặc người bị tạm giữ, nhất là trong điều kiện các đối tượng này khó thực hiện được quyền nhờ người bào chữa do đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo xác định rõ nội dung khái niệm “người thân” của bị can, bị cáo hoặc người bị tạm giữ bao gồm những người nào để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thống nhất pháp luật.

    Theo chương trình, Dự án Luật LS sửa đổi sẽ được ĐBQH thảo luận tại cuộc họp tổ sáng 6/6 và thảo luận tại hội trường chiều 19/6.

    Dự thảo Luật quy định đối với các vụ án hình sự, vẫn duy trì việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, nhưng giấy chứng nhận này có giá trị trong toàn bộ các giai đoạn tố tụng, đồng thời, thủ tục cấp Giấy chứng nhận bào chữa được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #227994   20/11/2012

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT LUẬT SƯ SỬA ĐỔI

    Sáng nay, 20/11 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư. Điểm đáng chú ý của Luật này là "viên chức là người đang làm công tác giảng dạy pháp luật không được hành nghề luật sư".

    Ngoài ra còn nhiều điểm mới khác!

    Rất mong mọi người cùng chia sẽ ý kiến về Luật sửa đổi này, bởi đây là một sắc Luật có tầm ảnh hưởng quan trọng tới những ai "theo Luật"

    Trân trọng cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #228145   21/11/2012

    tamhd13
    tamhd13

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:30/10/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo quan điểm cá nhân, đối với những cán bộ công chức, viên chức đang giảng dạy pháp luật không được làm luật sư, cá nhân tôi đồng ý. Vì nếu để những người đang làm công tác giảng dạy mà hành nghề luật sư thì cũng không ai đảm bảo rằng những kinh nghiệm thực tế mà họ có trong quá trình hành nghề luật sư sẽ truyền thụ cho học viên. Hơn nữa, có thể sẽ sao nhãng việc giảng dạy. Thay vào đó, vừa đảm bảo kinh nghiệm thực tế vừa đảm bảo công tác giảng dạy nên chăng quy định điều kiện về kinh nghiệm thực tế để tuyển dụng những giảng viên pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #203943   27/07/2012

    ngongoctrai
    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Kiến nghị nội dung sửa luật luật sư

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Hà Nội, ngày … tháng … năm 2012

    ĐƠN KIẾN NGHỊ

    (Về nội dung sửa đổi Luật luật sư)

    Kính gửi

    - CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN SINH HÙNG

    - THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG

    - BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG

    - CHỦ TỊCH LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM LÊ THÚC ANH

     

    Tôi là: Ngô Ngọc Trai

    Luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam

    Quốc hội đang rà soát sửa đổi Luật luật sư năm 2006, trong văn bản dự thảo không sửa đổi một nội dung quan trọng mà tôi cho rằng cần sửa. Nay căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, quy định:

    Điều 4. Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

    2. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.

    3. Ý kiến tham gia về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo.

    Tôi làm đơn này kiến nghị tới Quý ông cùng cơ quan có thẩm quyền như sau:

    Điều 32 Luật luật sư năm 2006 quy định: Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

    Không rõ xuất phát từ cơ sở nào lại quy định như trên, hạn chế cản trở một luật sư thuộc đoàn này tự đứng ra thành lập tổ chức hành nghề ở địa bàn đoàn khác? Quy định như trên rõ ràng là phân biệt đối xử “ngăn sông cấm chợ”, tôi cho rằng quy định như thế là bất hợp lý, không tốt cho sự phát triển nghề luật sư.

    Điều 21 Luật luật sư năm 2006 quy định Luật sư được quyền hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam và hành nghề ở nước ngoài. Tôi hiểu rằng quyền hành nghề luật sư bao gồm trong đó cả quyền thành lập tổ chức hành nghề luật sư. Vậy lẽ gì khi một mặt cho phép luật sư hành nghề trên toàn lãnh thổ, mặt khác lại ngáng trở luật sư trong việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư?

    Quy định như trên thì tính sao với trường hợp luật sư muốn hành nghề ở nước ngoài? Luật sư không được tự đứng ra thành lập tổ chức hành nghề ở nước ngoài hay sao? Hay là luật sư phải kết hợp với luật sư nước sở tại để thành lập tổ chức hành nghề?

    Tổ chức hành nghề luật sư hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, ở đâu cũng tuân thủ pháp luật, ở đâu cũng đều thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam, vậy tại sao lại phân biệt cản trở?

    Do vậy tôi kiến nghị cần sửa đổi bãi bỏ quy định không đúng đắn trên

    Số lượng luật sư phân bổ không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ

    Theo Chiến lược phát triển nghề luật sư ban hành kèm theo Quyết định số1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng chính phủ, mục tiêu tổng quát đến năm 2020 Việt Nam sẽ có từ 18.000 đến 20.000 luật sư.

    Tại thời điểm Thủ tướng ban hành quyết định, tổng số luật sư Việt Nam là 6.250 luật sư, phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Hà Nội có 1630 luật sư, Thành phố Hồ Chí Minh có 2.880 luật sư. Trong khi đó, một số địa phương lại có rất ít luật sư như Hà Giang, Bắc Kạn, Kon Tum (05 luật sư), Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị (06 luật sư), Hậu Giang (07 luật sư), Cao Bằng (09 luật sư) … Thậm chí, có địa phương không có đủ 03 luật sư để thành lập Đoàn luật sư như tỉnh Lai Châu. Tại các địa phương này, số lượng luật sư không đủ để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý của người dân và ngay cả trong việc thực hiện bào chữa trong các vụ án bắt buộc có sự tham gia của luật sư.

    Trong chiến lược phát triển nghề luật sư, vấn đề phân bổ luật sư theo lãnh thổ chưa nhận được sự quan tâm cần thiết, chưa có biện pháp tháo gỡ. Trong khi đây là vấn đề quan trọng không kém gì mục tiêu phát triển số lượng.

    Theo các số liệu trên thì chỉ riêng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm tới 72,16% tổng số luật sư, phần còn lại thuộc 61 tỉnh còn lại. Đây rõ ràng là sự mất cân xứng quá lớn trong việc phân bổ luật sư theo địa bàn lãnh thổ. Nếu vấn đề này không được quan tâm và có đường hướng giải quyết thì tới năm 2020 dù cho đạt được mục tiêu phát triển số lượng lên 20.000 luật sư thì nghề luật sư vẫn chưa có bước phát triển bền vững, sẽ chỉ là bước phát triển khập khiễng.

    Đây rõ ràng là thiếu khuyết lớn của Chiến lược phát triển nghề luật sư

    Việc luật sư muốn hoạt động ở các thành phố lớn đồng thời là trung tâm kinh tế, đây là thực tại khách quan, chính sách phát triển cần có biện pháp dung hòa.

    Quy định bất cập của luật luật sư năm 2006 đã góp phần gây ra tình trạng bất cân xứng trong phân bổ số lượng luật sư theo địa bàn lãnh thổ. Một thực tế lâu nay, nhiều luật sư từ các tỉnh muốn thành lập tổ chức hành nghề tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh thì đành từ bỏ đoàn luật sư nơi cũ để gia nhập vào nơi mới. Do đó tại các tỉnh vốn đã ít luật sư lại càng bị mất dần nguồn nhân sự.

    Nếu quy định bất cập được bãi bỏ thì luật sư có thể tự đứng ra thành lập tổ chức hành nghề trên địa bàn của đoàn luật sư khác, nhưng luật sư vẫn có trách nhiệm với đoàn luật sư nơi mình là thành viên, trong đó có trách nhiệm tham gia các vụ án chỉ định theo yêu cầu của cơ quan tố tụng.

    Quy định thông thoáng sẽ thúc đẩy nghề luật sư phát triển, như thế mới mong đạt được mục tiêu theo chiến lược phát triển nghề luật sư Việt Nam.

    Trên đây là nội dung kiến nghị của cá nhân nhưng cũng là nguyện vọng của đông đảo luật sư, kính mong Qúy ông bằng thẩm quyền trách nhiệm của mình, truyền đạt nguyện vọng, ý kiến đóng góp của luật sư tới cơ quan ban hành soạn thảo.

    Xin kính chúc sức khỏe và trân trọng cảm ơn!

     

    Người kiến nghị

     

    Đã ký

     

    Luật sư Ngô Ngọc Trai

    Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 27/07/2012 11:17:58 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngongoctrai vì bài viết hữu ích
    phantantai2012 (16/05/2013)