Xuất hóa đơn đối với dịch vụ công chứng

Chủ đề   RSS   
  • #496989 15/07/2018

    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Xuất hóa đơn đối với dịch vụ công chứng

    Trong trường hợp thực hiện chứng thực giấy tờ/bản sao phòng công chứng thuộc UBND thì UBND chỉ thực hiện cấp biên lai thu phí thôi, không có hóa đơn.
     
    Còn nếu cần hóa đơn thì doanh nghiêp có thể để các văn phòng công chứng (là đơn vị tư nhân cung cấp dịch vụ công chứng) thì đơn vị này mới có thể cung cấp hóa đơn.
     
    Điều 6 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
     
    "Điều 6. Quản lý phí, lệ phí
     
    1. Đối với tổ chức thu phí là Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng công chứng:
     
    a) Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
     
    b) Trường hợp được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thì thực hiện quản lý, sử dụng tiền phí như sau:
     
    b1) Đối với Cục Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp được để lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nộp 10% số tiền phí thu được còn lại vào ngân sách nhà nước.
     
    b2) Đối với Phòng công chứng:
     
    - Phòng công chứng tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thì được trích 75% số tiền phí thu được để trang trải chi phí phí cho các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP. Nộp 25% số tiền phí thu được còn lại vào ngân sách nhà nước.
     
    - Phòng công chứng tự bảo đảm một phần chi thường xuyên thì được trích 60% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nộp 40% số tiền phí thu được còn lại vào ngân sách nhà nước.
     
    - Phòng công chứng do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thì được trích 50% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nộp 50% số tiền phí thu được còn lại vào ngân sách nhà nước.
     
    2. Đối với Văn phòng công chứng: Tiền phí thu được là doanh thu của Văn phòng công chứng. Văn phòng công chứng được giữ lại 100% số tiền phí thu được để trang trải cho việc thu phí và phải khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Văn phòng công chứng thực hiện lập và giao hóa đơn cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn."
     
    19858 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận