Xử phạt VPHC về hành vi kinh doanh, vận chuyển lâm sản như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #255441 16/04/2013

    boysau106

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xử phạt VPHC về hành vi kinh doanh, vận chuyển lâm sản như thế nào?

    Tôi có hành vi mua lâm sản không có nguồn gốc, sau đó vận chuyển về nhà bằng xe tải thì bị bắt. Vậy tôi sẽ bị xử phạt hành vi kinh doanh hay vận chuyển hay cả hai hành vi? Rất mong được các luật sư và mọi người tư vấn! Xin trân trọng cảm ơn!

     
    18195 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #258077   28/04/2013
    Được đánh dấu trả lời

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần


    Bác không nói rõ khối lượng, trọng lượng lâm sản bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật (hành vi mua lâm sản trái với các quy định của Nhà nước ở điều 21 và hành và hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật ở điều 20 Nghị định 99/2009/NĐ-CP) của bác gây ra nên sẽ không thể nói chính xác được. Nguyên tắc xử phạt trong trường hợp này tùy vào khối lượng lâm sản, hành vi (mua, vận chuyển) nào có mức xử phạt cao hơn sẽ áp dụng hành vi đó, tức chỉ xử phạt hành vi mua hoặc hành vi vận chuyển. Nếu cơ quan xử phạt họ áp dụng hành vi vận chuyển để xử phạt mà mức tiền phạt của bác ở mức trung bình mà trên 25 triệu bác sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời hạn 6 tháng; ngoài ra lâm sản là tang vật còn bị tịch thu sung quỹ Nhà nước. Bác là người điều khiển phương tiện, nếu chủ xe là người bảo bác đi chở lâm sản thì cũng bị áp dụng mức phạt tiền như của bác.

     

     

    Điều 20. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật 

    Người có hành vi vận chuyển lâm sản (kể từ thời điểm lâm sản được bốc xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật bị xử phạt như sau:

    1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 7.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 4.000.000 đồng.

    c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 2 m3.

    d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 1 m3.

    đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị dưới 10.000.000 đồng.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có  tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 7.000.000 đồng  đến 13.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

    c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 2 m3 đến 4 m3.

    d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 1 m3 đến 1,5 m3.

    đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 8.000.000 đồng   đến 12.000.000 đồng.

    c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 4 m3 đến 6 m3.

    d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.

    đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

    4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có  tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng  đến 20.000.000 đồng.

    c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6 m3 đến 10 m3.

    d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 2 m3 đến 3 m3.

    đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng  đến 70.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

    c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 10 m3 đến 20 m3.

    d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 3 m3 đến 7 m3.

    đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

    c) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

    7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng  đến 120.000.000 đồng.

    8. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.

    9. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 160.000.000 đồng.

     

    10. Người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định từ khoản 1 đến khoản 9 của Điều này còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung sau đây:

    a) Tước quyền sử dụng Giấy phép vận chuyển đặc biệt; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời hạn 6 tháng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định này.

    b) Tịch thu tang vật vi phạm (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

    c) Tịch thu phương tiện (trừ trường hợp phương tiện đó bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 2 Nghị định này) thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Vi phạm có tổ chức.

    - Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

    - Chống người thi hành công vụ.

    - Sử dụng xe hai ngăn, hai đáy, hai mui, xe cải tạo không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện, đeo biển số giả.

    d) Vận chuyển gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1,5 m3 trở lên; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,5 m3 trở lên.

    đ) Vận chuyển thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên; động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và bộ phận của chúng có giá trị từ 3.000.000 đồng trở lên; loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên.

    Trường hợp vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 2 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ quý, hiếm nhóm IIA) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc giá trị của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 1,5 m3 trở lên hoặc tổng giá trị các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 10.000.000 đồng trở lên.

    11. Chủ lâm sản bị xử phạt về hành vi mua bán lâm sản theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này.

    12. Chủ sở hữu phương tiện bị xử phạt như quy định đối với người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này (trừ trường hợp phương tiện đó bị chiếm đoạt hoặc bị sử dụng trái phép quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 2 Nghị định này).

    Điều 21. Mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái với các quy định của Nhà nước

    Người có hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng không đúng với nội dung hồ sơ đó hoặc không có giấy phép trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép bị xử phạt như sau:

    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 7.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 4.000.000 đồng.

    c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 2 m3.

    d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 1 m3.

    đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị dưới 10.000.000 đồng.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 7.000.000 đồng  đến 13.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

    c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 2 m3 đến 4 m3.

    d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 1 m3 đến 1,5 m3.

    đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 8.000.000 đồng   đến 12.000.000 đồng.

    c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 4 m3 đến 6 m3.

    d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.

    đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

    4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng  đến 20.000.000 đồng.

    c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6 m3 đến 10 m3.

    d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 2 m3 đến 3 m3.

    đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng  đến 70.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

    c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 10 m3 đến 20 m3.

    d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 3 m3 đến 7 m3.

    đ) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

    c) Thực vật rừng và bộ phận của chúng ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

    7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng  đến 120.000.000 đồng.

    8. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.

    9. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu tang vật thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng.

    b) Động vật rừng hoặc bộ phận của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 160.000.000 đồng.

    10. Người vi phạm các quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này còn bị tịch thu tang vật vi phạm; có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định này.               

    11. Trường hợp cất giữ lâm sản trái phép mà không có cơ sở để xác định lâm sản của người khác thì chủ nhà hoặc chủ cơ sở chế biến phải bị xử phạt theo quy định tại Điều này.

     
    Báo quản trị |  
  • #455014   29/05/2017

    dadang
    dadang
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2009
    Tổng số bài viết (370)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 198 lần


    Chào bạn!

    Theo khoản 4 điều 3 Nghị định 99/2009/NĐ-CP  thì bạn thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính nối tiếp nhau đối với cùng một đối tượng bị xâm hại mà việc thực hiện hành vi vi phạm sau là sự kế tục và hậu quả của hành vi vi phạm trước, thì bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi có mức phạt tiền cao nhất trong các hành vi vi phạm đó quy định tại Nghị định này.

    Trân trọng.

    Luật sư Đinh Xuân Hồng

    Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng

    Mail: xuanhonglaw@gmail.com - hong.dinh@luatsurieng.net

    Website: www.luatsurieng.net - www.luatsurieng.com.vn

    Diễn đàn: www.tranhluanphapluat.com

    Phone: 0907 71 93 81

    Skype: xuanhonglaw

    "Luật sư riêng, Luật sư, Tư vấn pháp luật, Luật sư cho người nghèo, luat su, luatsu, Công ty luật, Văn phòng luật, Văn phòng luật sư, luatsurieng, lawyer, lawfirm, luat su rieng"

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Đinh Xuân Hồng

Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng

Mail: xuanhonglaw@gmail.com - hong.dinh@luatsurieng.net

Website: www.luatsurieng.net - www.luatsurieng.com.vn

Diễn đàn: www.tranhluanphapluat.com

Phone: 0907 71 93 81

Skype: xuanhonglaw

"Luật sư riêng, Luật sư, Tư vấn pháp luật, Luật sư cho người nghèo, luat su, luatsu, Công ty luật, Văn phòng luật, Văn phòng luật sư, luatsurieng, lawyer, lawfirm, luat su rieng"