+ Pháp luật Việt Nam được xây dựng để bảo vệ tất cả những cá nhân đơn lẻ này được nêu rõ trong Luật Hiến Pháp 2013 về quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân, không ai được trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Đồng thời tại Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định về việc sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, cá nhân của mỗi người phải được sự đồng ý của người đó. Việc này cũng được quy định cụ thể tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và Luật an ninh mạng 2018.
Như vậy việc mạng viễn thông làm lộ thông tin của khách hàng và lan truyền thông tin mà chủ thuê bao không biết, gây tổn thất cho chủ thuê bao là làm trái với quy định của pháp luật và sẽ chịu những chế tài xử phạt theo quy định.
+ Trường hợp khách hàng bị tiết lộ thông tin gây bất lợi có thể khiếu nại, khởi kiện đòi bồi thường tương ứng.
Nhà mạng viễn thông vi phạm về tiết lộ, lan truyền thông tin của khách hàng có thể bị phạt bồi thường tiền từ 30.000.000 đến 1.000.000.000 và bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm tùy theo hành vi vi phạm được quy định tại Điều 288 Bộ Luật hình sự 2015.
Theo quy định tại Điều 65 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hành vi trên của nhà mạng viễn thông cũng bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 và buộc khắc phục hậu quả cũng như tiêu hủy tang vật chứa thông tin vi phạm. Và theo quy định tại khoản 2 Điều này, có thể phạt gấp đôi nếu vi phạm thông tin thuộc về bí mật cá nhân.
Tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP cũng quy định:
“Điều 66. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
…
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông;”
Như vậy nếu bị nhà mạng viễn thông tiết lộ thông tin cá nhân gây ra tổn thất bạn có thể áp dụng một trong các quy định trên để khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại.