Xử phạt đối với hành vi Bạo lực gia đình

Chủ đề   RSS   
  • #572310 14/06/2021

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Xử phạt đối với hành vi Bạo lực gia đình

    Theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 hành vi bạo lực gia đình là: “cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.”

    Theo đó, thì bạo lực gia đình không chỉ đơn thuần là hành vi gây tổn hại về mặt thể xác mà còn bao gồm cả tổn hại liên quan đến tinh thần, kinh tế hoặc có thể là bao gồm tất cả và tùy theo mức độ vi phạm là tổn thương gây ra cho các thành viên trong gia đình mà nhẹ sẽ bị xử phạt hành chính, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích.

    Theo Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007, các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

     Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

     Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

     Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

     Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

     Cưỡng ép quan hệ tình dục;

     Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

    Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

     Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

     Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

    Xử phạt hành chính:

    Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

    *Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 trăm ngàn đồng đến 3 trăm ngàn đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;

    - Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;

    - Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

    - Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

    - Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.

    - Buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ,…

    *Phạt tiền từ 5 trăm ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;

    - Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;

    -  Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống;

    - Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;…

    *Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với các hành vi:

    - Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

    - Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

    - Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

    -  Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

    - Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

     - Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

    - Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân,…

    Xử lý hình sự:

    Hành vi đánh vợ của người chồng sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 Nếu tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    Nếu người chồng đối xử tàn ác hoặc làm nhục vợ nếu không thuộc trường hợp tội ngược đãi hoặc hành hạ người thân theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Tội ngược đãi theo định của bộ luật hình sự mà thường xuyên làm nạn nhân bị đau đớn về thể xác và tinh thần, đã bị xử phạt vi phạm hành chính rồi mà vẫn tái phạm thì thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, tùy vào mức độ bạo lực và tỷ lệ gây thương tích mà hình phạt tù có thể lên đến 14 năm.

     
    2449 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/06/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #575406   11/09/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14921
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Xử phạt đối với hành vi Bạo lực gia đình

    Quy định rất rõ ràng về xử phạt hành chính đối với những hành vi bạo lực gia đình nhưng không rõ là trên thực tế có bao nhiêu trường hợp phạt và sau khi phạt rồi thì hành vi ấy có tiếp tục diễn ra hay không? Rất khó để thống kê cũng như xử lý được những hành vi đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #578409   26/12/2021

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã chia sẽ. Trong xã hội ngày nay, nhiều phụ nữ vẫn có nguy cơ cao bị bạo lực. Tình trạng bạo lực với phụ nữ vẫn được che giấu do định kiến giới còn khá phổ biến. Sự im lặng, kỳ thị của cộng đồng và “văn hóa đổ lỗi” là những rào cản khiến người bị bạo lực không dám lên tiếng và hạn chế sự giúp đỡ. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do bất bình đẳng giới. Bởi thực tế, trong xã hội vẫn tồn tại quan niệm, người phụ nữ phải chịu trách nhiệm toàn bộ về đời sống gia đình, không khí gia đình, việc dạy dỗ con cái cũng như  “miếng cơm manh áo”, đời sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Điều đó khiến sự kỳ vọng của người đàn ông ở phụ nữ cũng nhiều hơn. Mong đợi nhiều thì tất nhiên sẽ dẫn đến thất vọng nhiều, từ đó khiến mâu thuẫn cũng bị “đẩy” lên cao hơn. Bên cạnh đó, nhiều người mặc định tư tưởng, người đàn ông là trụ cột gia đình nên có quyền dạy dỗ vợ con mình bằng cả chửi mắng và nắm đấm... Những quan niệm này đã khiến cho bạo lực gia đình tăng lên và tồn tại kéo dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #578705   29/12/2021

    Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Hiện nay, pháp luật về chống bạo lực chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa có nhiều thay đổi và chưa có những chuyển biến tích cực. Hơn thế nữa, hiện nay nó dần trở thành như một sự việc, hiện tượng đáng quan tâm của toàn xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #578969   31/12/2021

    Xử phạt đối với hành vi Bạo lực gia đình

    Cảm ơn tác giả vì những thông tin bổ ích. Hành vi bạo lực gia đình hiện nay không hiếm, và có cả những trường hợp bạo lực dẫn đến chết người. Vấn nạn bạo lực gia đình đáng lên án và càn được xử phạt nghiêm khắc để mọi người lấy đó làm gương, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, nhất là phụ nữ và trẻ em

     
    Báo quản trị |