Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Chủ đề   RSS   
  • #296499 10/11/2013

    Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

             Dân Luật hưởng ứng ngày “Pháp luật Việt Nam” (09/11/2013)  

    Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi  đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

    1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên

    Cảnh cáo: Là hình thức phạt chính, áp dụng độc lập đối với vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi cố ý.

    Phạt tiền: Là hình thức phạt đối với mọi vi phạm hành chính do người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện. Người chưa thành niên bị áp dụng hình thức phạt tiền thì mức phạt tối đa chỉ bằng ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.

    Nếu người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay.

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện, với lỗi cố ý.

    2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên

    - Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu

    - Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

    - Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm độc hại.

    - Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.

    Nếu người chưa thành niên vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện, nếu họ không có khả năng thực hiện thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay hoặc bị cưỡng chế thực hiện.

    3. Biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên

    Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng.

    - Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: được áp dụng đối với người chưa thành niên trong các trường hợp sau:

    Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    - Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: được áp dụng đối với người chưa  thành niên trong các trường hợp sau :

    Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng bi áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

    4. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

    - Biện pháp nhắc nhở:

    Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

    Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;

    Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật, hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

    - Biện pháp quản lý tại gia đình:

    Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau:

    Người chưa thành niên đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;

    Có môi trường thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;

    Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.

    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 12/11/2013 02:35:01 CH
     
    243729 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #350711   17/10/2014

    quy định tại điều khoản điểm nào

     
    Báo quản trị |  
  • #439994   28/10/2016

    giangvks
    giangvks

    Male
    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 0 lần


    Ngonga viết:

             Dân Luật hưởng ứng ngày “Pháp luật Việt Nam” (09/11/2013)  

    Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi  đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

    1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên

    Cảnh cáo: Là hình thức phạt chính, áp dụng độc lập đối với vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi cố ý.

    Phạt tiền: Là hình thức phạt đối với mọi vi phạm hành chính do người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện. Người chưa thành niên bị áp dụng hình thức phạt tiền thì mức phạt tối đa chỉ bằng ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.

    Nếu người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay.

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện, với lỗi cố ý.

    2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên

    - Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu

    - Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

    - Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm độc hại.

    - Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.

    Nếu người chưa thành niên vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện, nếu họ không có khả năng thực hiện thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay hoặc bị cưỡng chế thực hiện.

    3. Biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên

    Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng.

    - Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: được áp dụng đối với người chưa thành niên trong các trường hợp sau:

    Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    - Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: được áp dụng đối với người chưa  thành niên trong các trường hợp sau :

    Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng bi áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

    4. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

    - Biện pháp nhắc nhở:

    Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

    Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;

    Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật, hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

    - Biện pháp quản lý tại gia đình:

    Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau:

    Người chưa thành niên đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;

    Có môi trường thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;

    Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.

    Xin phép edit lại một chút ^_^

    Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

    Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi  đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

    1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên (Khoản 3 Điều 134, Điều 135).

    Cảnh cáo: Là hình thức phạt chính, áp dụng độc lập đối với vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi cố ý.

    Phạt tiền: Là hình thức phạt đối với mọi vi phạm hành chính do người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện. Người chưa thành niên bị áp dụng hình thức phạt tiền thì mức phạt tối đa chỉ bằng ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.

    Nếu người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay.

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện, với lỗi cố ý.

    2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành niên (Khoản 2 Điều 135).

    - Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu

    - Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

    - Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm độc hại.

    - Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.

    Nếu người chưa thành niên vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện, nếu họ không có khả năng thực hiện thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay hoặc bị cưỡng chế thực hiện.

    3. Biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên (Điều 136)

    Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng.

    - Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 90, Khoản 1 Điều 136): được áp dụng đối với người chưa thành niên trong các trường hợp sau:

    Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự (Khoản 1 Điều 90).

    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự (Khoản 2 Điều 90).

    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (Khoản 3 Điều 90).

    - Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 92, Khoản 2 Điều 136): được áp dụng đối với người chưa  thành niên trong các trường hợp sau:

    Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự (Khoản 1 Điều 92).

    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự (Khoản 2 Điều 92).

    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Khoản 3 Điều 92).

    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Khoản 4 Điều 92).

    4. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

    - Biện pháp nhắc nhở (Điều 139 Luật xử lý vi phạm hành chính).

    Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

    Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;

    Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật, hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

    - Biện pháp quản lý tại gia đình (Điều 140 Luật xử lý vi phạm hành chính).

    Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau:

    Người chưa thành niên đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;

    Có môi trường thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;

    Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình./.

     
    Báo quản trị |  
  • #524131   29/07/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn về bài viết của bạn. Những hành vi vi phạm của người chưa thành niên dễ gặp phải nhất đó chính là: sử dụng ma túy trái pháp luật, đánh nhau, gây rối trật tự công cộng... Cá nhân mình nhận thấy những mức phạt trên hoàn toàn hợp lý đối với những người chưa đủ nhận thức về hành vi vi phạm của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #524788   31/07/2019

    Admin có thể cho mình biết với những người có hành vi lôi kéo, dẫn dụ người chưa đủ tuổi thành niên vi phạm pháp luật thì bị xử lý thế nào không? Hình phạt có nặng hơn lôi kéo người đủ tuổi thành niên vi phạm pháp luật không ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #525170   06/08/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


         Theo mình thấy mức xữ phạt này phù hợp với người chưa thành niên.

         Người chưa thành niên luôn là đối tượng thu hút được nhiều sự chú ý, sự quan tâm đặc biệt của các nhà lập pháp khi xây dựng pháp luật. Đối với đối tượng này, mức độ nhận thức chưa hoàn thiện lại khá là bốc đồng, dễ mắc lỗi nhưng nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, quá nặng hoặc quá nhẹ dễ dẫn đến sự "biến dạng nhân cách”. Do đó, pháp luật luôn có những quy phạm pháp luật dành những quy định riêng, điều chỉnh hành vi của đối tượng này một cách thích hợp nhất.

         Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #526838   29/08/2019

    Hiện nay đối tượng chưa thành niên vi phạm pháp luật rất nhiều, nhất là các tội nghiêm trọng vì vậy các nhà lập pháp cần đưa ra các quy định để xử lý nghiêm về người chưa thành niên vi phạm pháp luật . Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội phải nhằm giáo dục nhân cách, giúp họ nhận thức được và sữa chữa sai lầm trở thành công dân có ích. 

     
    Báo quản trị |  
  • #527328   01/09/2019

    minhtam130496
    minhtam130496

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2019
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 820
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 25 lần


    thanhthuc30 viết:

    Hiện nay đối tượng chưa thành niên vi phạm pháp luật rất nhiều, nhất là các tội nghiêm trọng vì vậy các nhà lập pháp cần đưa ra các quy định để xử lý nghiêm về người chưa thành niên vi phạm pháp luật . Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội phải nhằm giáo dục nhân cách, giúp họ nhận thức được và sữa chữa sai lầm trở thành công dân có ích. 

    Thật ra giáo dục chỉ là một phần thôi, liệu  rằng các em nó có chịu nhận thức vấn đề hay không, những mức phạt trên có làm cho mấy em nó tỉnh ngộ hay không, môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mọi người đặc biệt là trẻ em ở độ tuổi hiếu kỳ, ham học hỏi. Cần tạo môi trường sống lành mạnh, kết hợp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #530044   01/10/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    người từ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng sẽ không thuộc đối tượng bị xử lý hành chính, mà thay vào đó là áp dụng các biện pháp nhắc nhở, quản lý tại gia đình. Tuy nhiên, hai biện pháp thay thế này dường như khó đạt kết quả thực thi cao trong khi điều kiện áp dụng là “Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình; Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này; Cha mẹhoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình” (điểm a khoản 1 điều 140 Luật xử lý vi phạm hành chính). Bởi đa phần dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của nhóm người chưa thành niên này là do không có sự quản lý gia đình, tình trạng cha mẹ ly hôn, cha mẹ là người phạm tội… không có điều kiện chăm sóc, giáo dục đã khiến cho nhóm đối tượng này dễ xảy ra hành vi phạm pháp luật...

     
    Báo quản trị |  
  • #530435   06/10/2019

    phaman0912
    phaman0912

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Phạt hành chính đối với người chưa thành niên

    theo quy định Điều 99 BLHS hiện hành. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Như vậy nếu người đó không có thu nhập hoặc không có tài sản riêng thì có áp dụng thì phạt tiền hay không? Giải thích?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phaman0912 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/10/2019)
  • #532223   31/10/2019

    Nhận thấy đa số những người vi phạm thì thường gặp đến là chưa đủ tuổi vị thành niên. Cảm thấy họ chưa được giáo dục đúng đắn, thiếu đi sự quan tâm từ gia đình và bị nhóm người xấu dụ dỗ, khiêu khích nên trở thành "người xấu". Những hành vi như: ma túy, gây rối trật tự công cộng, đánh nhau xảy ra ở độ tuổi này khá nhiều. Tuy nhiên xét về xử phạt tiền thì những người này thường chưa làm ra tiền, mà nếu bị phạt thế này lại do ba mẹ bỏ tiền nữa hay sao? Thiết nghĩ cần có những biện pháp thích hợp hơn cho độ tuổi này.

    Cập nhật bởi thuytien317 ngày 01/11/2019 07:58:11 SA
     
    Báo quản trị |