Về việc giải trình như anh nêu thì đây là quy định nội bộ của cơ quan, không phải là quy trình giải quyết tố cáo (nếu như đơn thư không được thụ lý), vấn đề này không thể xác định là đúng hay sai bởi nó là việc quản lý trong nội bộ cơ quan (và yêu cầu giải trình này chủ yếu chỉ là nhằm mục đích quản lý, làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến nội dung tố cáo chứ không nhằm mục đích giải quyết tố cáo).
(Và ở đây thì việc giải trình này sẽ không dẫn đến việc xử lý kỷ luật hay xử lý tố cáo, vì đơn tố cáo này không được thụ lý).
Trong trường hợp này, anh có thể kiểm tra lại quy định của cơ quan để xác định xem quy định của cơ quan quy định như thế nào về việc giải quyết đơn thư tố cáo này, từ đó xác định xem cấp trên có làm đúng quy định của cơ quan hay không (nếu như anh không muốn làm giải trình); hoặc đơn giản hơn thì anh có thể làm "đơn giải trình mẫu" để mỗi lần có sự việc tố cáo nặc danh thì có sẵn mẫu để trả lời ("nội dung tố cáo không đúng sự thật", "không có sự việc như trong tố cáo xảy ra" ...)
Tuy nhiên, anh cũng cần lưu ý là trong trường hợp sau thì tố cáo nặc danh vẫn được xử lý - nhưng là xử lý hình sự, hoặc quy định về phòng chống tham nhũng, không phải giải quyết theo thủ tục giải quyết tố cáo:
Điều 19 Thông tư 07/2014/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành.
Khi nhận được đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật tố tụng hình sự.