Xử lý thế nào khi tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc?

Chủ đề   RSS   
  • #561037 27/10/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Xử lý thế nào khi tử tù còn sống sau 3 lần tiêm thuốc độc?

    Tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc - Ảnh minh họa

    Nhiều người vẫn lầm tưởng việc tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc chỉ giới hạn trong 3 lần tiêm, sau 3 lần đó mà người bị thi hành án vẫn chưa chết thì họ sẽ được trả tự do. Bài viết sẽ chỉ ra quy định pháp luật về vấn đề này.

    Thứ nhất, quy trình tiêm thuốc độc trải qua 3 bước

    Khoản 4 Điều 6 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định

    “4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:

    a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);

    b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;

    c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:

    Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.

    Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.

    Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.

    Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

    …”

    Điều này có nghĩa quá trình thi hành án tử hình bằng thuốc độc trải qua 3 bước tiêm, mỗi bước sử dụng 1 loại thuốc có vai trò khác nhau, đồng thời mỗi loại thuốc đó được chuẩn bị 2 liều thuốc thuốc dự phòng.

    Thứ hai, trường hợp nào phải tiêm đến lần thứ 3

    Tại Điểm d Khoản 4 điều luật trên có quy định trách nhiệm của cán bộ trực tiếp thi hành án như sau:

    “d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;

    Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;

    Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.

    Có thể thấy, cứ sau 10 phút kể từ khi tiêm 3 mũi tiêm quy định tại Điểm c, nếu người bị thi hành án vẫn chưa chết sẽ được tiêm lại một lần nữa cả 3 mũi tiêm này.

    Quy định ở Điểm a Khoản 4 yêu cầu cán bộ thi hành án chuẩn bị 2 liều thuốc dự phòng nên việc tiêm lại cả 3 mũi tiêm chỉ có thể thực hiện thêm 2 lần, chính vì vậy người ta lầm tưởng việc tiêm thuốc độc chỉ được thực hiện trong 3 lần tiêm.

    Tuy nhiên thực tế sau 3 lần tiêm này mà người bị thi hành án chưa chết, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình chỉ ra quyết định tạm dừng thi hành án, tức tạm thời cơ quan thi hành án sẽ dừng việc thi hành án tử cho tù nhân này. “Tạm dừng” ở đây có nghĩa là việc thi hành án sẽ tạm ngưng và được tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo vào một thời điểm khác, chứ không phải là dừng hoàn toàn hay trả tự do.

    Như vậy, người bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc, nếu sau 3 lần tiêm mà vẫn chưa chết thì sẽ bị thi hành án tử vào một thời điểm khác!

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 27/10/2020 03:30:58 CH
     
    15939 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (28/10/2020) ThanhLongLS (27/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận