Xử lý tang vật vi phạm hành chính khi không xác định được chủ tang vật

Chủ đề   RSS   
  • #542896 31/03/2020

    Xử lý tang vật vi phạm hành chính khi không xác định được chủ tang vật

    Cho mình hỏi về việc ban hành quyết định xử lý tang vật vi phạm hành chính khi không xác định được người chủ tang vật. Cụ thể trường hợp đơn vị kiểm lâm của anh mình trong quá trình tuần tra phát hiện gỗ rừng bị chặt phá và cắt thành từng khối. Đây là tang vật của hành vi vi phạm hành chính. Nhưng khi phát hiện lại không xác định được chủ tang vật. Vậy tang vật này phải xử lý như thế nào?
     
     
    2906 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #542902   31/03/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Về vấn đề của bạn thì theo quy định tại Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có nêu như sau:
     
    Điều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
     
    ...
     
    4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 của Luật này.
     
    Theo đó, trường hợp của anh bạn, khi phát hiện gỗ bị chặt phá là tang vật vi phạm hành chính thì trước tiên anh bạn phải báo cho người ra quyết định tạm giữ thực hiện thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ. Việc thông báo và niêm yết nhằm đảm bảo việc thu giữ tang vật được công khai và mọi người đều có thể tìm hiểu, biết đến. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật để xử lý theo quy định tại Điều 82 của văn bản trên. Do nội dung quy định hơi dài nên bạn có thể tham khảo trực tiếp tại văn bản.
     
    Ngoài vấn đề trên bạn quan tâm thì quan điểm của mình là dù tang vật đã bị xử lý thì nếu sau đó bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan quản lý xác định được người có hành vi vi phạm trên thì người đó vẫn bị xử lý vi phạm hành chính như thông thường. Chứ không có chuyện tài sản đã xử lý thì không còn ghi nhận là tang vật vi phạm hành chính.
     
    Báo quản trị |