XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Chủ đề   RSS   
  • #453492 15/05/2017

    Dzungzero

    Male
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 1090
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 1 lần


    XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

    Các bạn cho mình tham khảo ý kiến về việc xây dựng hình thức xử lý kỷ luật đối với lao động như sau:

    1. Có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải cho lao động phụ (người được lao động chính dẫn theo làm việc, có sự chấp nhận của người sử dụng lao động) nếu lao động phụ vi phạm Nội quy lao động mà hành vi này áp dụng xử lý sa thải) hay không? Vì theo mình hiểu, xử lý kỷ luật lao động chỉ áp dụng cho người vi phạm NQLĐ, trường hợp liên đới thì có phù hợp.

    2. Trường hợp xử lý kỷ luật được thì ngoài quy định trong Nội quy LĐ nên có cam kết hay cách thức nào để khi xử lý chặt chẽ, không trái pháp luật?

    Cập nhật bởi Dzungzero ngày 15/05/2017 09:38:29 SA lỗi chính tả
     
    3105 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #457354   14/06/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Theo mình được biết thì trong Pháp luật lao động không có phân biệt “lao động chính” và “lao động phụ”. Người được xem là lao động của công ty được xác định là có xác lập hợp đồng lao động với công ty (bằng văn bản hoặc bằng lời nói đối với HĐ dưới 3 tháng). Nếu người sử dụng lao động đồng ý “sử dụng” người mà lao động của mình dắt tới đồng nghĩa với việc xác lập hợp đồng lao động rồi, vậy thì xử lý kỷ luật lao động theo đúng quy định.
    Bộ Luật lao động của Việt Nam quy định vấn đề này rất chặt chẽ:
    - Có hành vi vi phạm Điều 126 Bộ luật lao động
    - Hành vi này phải được quy định trong nội quy lao động của công ty
    - Tiến hành đúng trình tự (họp xét kỷ luật, có biên bản, thành phần người tham gia, ký biên bản....) Cụ thể xem Điều 123 Bộ luật lao động 2012 và Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

     

    Chỉ cần vi phạm 1 điều kiện thì dù người lao động có sai thật thì quyết định sa thải cũng không được công nhận.

     
    Báo quản trị |