Xử lý khi người lao động chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #515351 15/03/2019

    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Xử lý khi người lao động chiếm đoạt tài sản

    TH 1: Người nhân viên đã vi phạm kỷ luật lao động, đủ căn cứ để sa thải:

    Căn cứ khoản 1 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012: “Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải”

    “Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    1. Người lao động có hành vi trộm cắp, … có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.”

    Như vậy, với hành vi của người lao động này công ty có thể xử lý kỷ luật sa thải

    TH 2: Người nhân viên có dấu hiệu phạm tội 

    Ngoài ra, với hành vi chiếm lấy tiền của công ty, nhân viên này nhiều khả năng có thể bị xem xét và xử lý về mặt hình sự (tội phạm). Cụ thể ở đây có thể là tội:

    -  “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc;

    -  “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (khoản 35 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) hoặc;

    -  “Tội Chiếm giữ trái phép tài sản” (Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015).

    Tuy nhiên, cụ thể như thế nào thì trước mắt phải xem xét kỹ về nội dung, chứng cứ... Do vậy, công ty cần xem xét kỹ các điều luật này trong Bộ luật hình sự, từ đó sẽ thấy hành vi này “phù hợp” với tội danh nào nhất. Trên cơ sở đó làm đơn tố cáo nhân viên gửi đến cơ quan chức năng.

     

     

     
    1923 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận