Xử lý hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội

Chủ đề   RSS   
  • #506167 30/10/2018

    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Xử lý hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội

    Vừa qua, dư luận hết sức bàng hoàng và xôn xao khi một nam thanh niên mặc áo Grab (dịch vụ xe ôm công nghệ) tử vong bên vệ đường tại Huyện Bình Chánh (TPHCM). Qua điều tra và khám nghiệm ban đầu thì nạn nhân bị sát hại, cướp tài sản là chiếc xe máy và bóp tiền.
     
    Theo nhân chứng kể lại thì có thấy 1 thanh niên mặc áo trắng dính đầy máu đi ra từ bụi râm và sau đó điều khiển một chiếc xe máy bỏ đi. Khi đến gần nơi đó thì nhân chứng phát hiện một thanh niên nằm bất động trên người có vết đâm và đã tử vong.
     
    Qua điều tra và khoanh vùng nghi can, thì cơ quan điều tra đã xác định được nghi can gây án là thanh niên chỉ mới 15 tuổi và ngụ tại Quận 6 (TPHCM), bước đầu nghi can khai nhận hành vi mình đã thực hiện và đang tiếp tục quá trình điều tra.
     
    Như vậy, nam nghi can gây án mới 15 tuổi và chưa có kết luận cuối cùng nhưng việc nếu thực sự đó là nghi can gây ra vụ cướp tài sản và giết người này thì mức hình phạt mà đối tượng phải chịu theo quy định của Bộ luật hình sự 2015
     
    "5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
     
    6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
     
    Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
     
    Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội."
     
    Thứ nhất, người dưới 18 tuổi không phải chịu hình phạt tù chung thân hoặc tử hình. Bởi hình phạt cao nhất đối với Tội giết người thì có mức cao nhất tại khoản 1 Điều 123 là chung thân hoặc tử hình. Nhưng đối với đối tượng dưới 18 tuổi thì không thể áp dụng mức hình phạt này.
     
    Thứ hai, “2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.”
     
    Nếu theo Tội giết người thì mức cao nhất có thể áp dụng đối với nghi phạm là không quá 12 năm tù, còn nếu hình phạt tù thì không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. Điều này cho thấy nhà nước đã có chính sách xử lý nhân đạo cho người dưới 18 tuổi phạm tội, tuy nhiên với tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi ngày càng nguy hiểm và phức tạp thì liệu biện pháp đó đã đủ răn đe.
     
    1760 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #507143   11/11/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Theo mình nhà nước đưa ra quy định như vậy để những người phạm tội chưa thành niên có cơ hội làm lại cuộc đời. Nếu như một đứa trẻ 15 tuối mà bị phạt tù chung thân hoặc tử hình thì quả thật không nên. Nhưng cũng  chính vì vậy mà nhiều đối tượng xấu lợi dụng suy nghĩ non nớt của trẻ em để thực hiện hành vi phạm tội, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. 

     
    Báo quản trị |  
  • #507831   16/11/2018

     Theo nhà làm luật thì Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, theo mình nghĩ việc một người bị kết án tù tội lại mang án tích giết người thì liệu khi ra khỏi tù Xã hội có chấp nhận họ hay không?. Hay sau khi ra tù họ lại tiếp tục gây án gây ảnh hưởng đến những người khác trong xã hội nữa.

     

     
    Báo quản trị |