Xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Chủ đề   RSS   
  • #576117 04/10/2021

    Xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

    Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm có yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 226 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi 2017, cụ thể:

    - Người nào cố ý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng - dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng - dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng - dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng - 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 - 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    . Có tổ chức;

    . Phạm tội 02 lần trở lên;

    . Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

    . Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

    . Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    - Ngoài ra, khi pháp nhân thương mại phạm tội theo quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    . Thực hiện hành vi theo quy định trên với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng - dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng - dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng -  dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng - dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng - dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng - dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng - 2.000.000.000 đồng;

    . Phạm tội có tổ chức, phạm tội tển 02 lần,…theo quy định thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng - 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

    . Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng - 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

     

     
    1020 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buivy081 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/10/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #576125   05/10/2021

    anhdaong
    anhdaong

    Female
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/05/2021
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 444
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    Xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

    Hành vi làm giả, làm nhái theo các thương hiệu nổi tiếng xảy ra khá phổ biến trong cộng đồng. Mặc dù, pháp luật đã có quy định về các hình thức xử lý, tuy nhiên, các hành vi đó thường xảy ra nhỏ lẻ, chưa đủ mức để cấu thành hình phạt.

     
    Báo quản trị |  
  • #576287   15/10/2021

    Xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

    Thực tế cho thấy nhiều tổ chức cá nhân vì mục đích thu lợi bất chính hoặc làm giảm uy tín để cạnh tranh không lành mạnh mà xâm phạm nghiêm trọng đến nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân khác đã được đăng ký bảo hộ thông qua hành vi giả mạo nhãn hiệu đó. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và tùy theo mức độ vi phạm việc giả mạo nhãn hiệu hàng hóa sẽ có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Bài viết đã đưa ra mức xử lý hình sự nên mình xin bổ sung việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Theo đó, căn cứ vào mục đích của hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, cá nhân có thể bị xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hoặc sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.

    - Về hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa để buôn bán kiếm lời: bị phạt tiền ở mức thấp nhất là 1.000.000 đồng và mức cao nhất là 50.000.000 đồng tùy thuộc vào giá trị tương đương của hàng giả so với hàng thật hoặc số tiền thu lợi bất chính từ hành vi giả mạo nhãn hiệu (Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP).

    - Về hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu: bị phạt tiền ở mức thấp nhất là 1.000.000 đồng và mức cao nhất là 50.000.000 đồng tùy thuộc vào giá trị tương đương của hàng giả sao với hàng thật hoặc số tiền thu lợi bất chính từ hành vi giả mạo nhãn hiệu (Điều 12 Nghị định 98/2020/NĐ-CP).

     
    Báo quản trị |