Xử lý hành vi mua chuộc người làm chứng theo quy định của pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #603618 28/06/2023

    Xử lý hành vi mua chuộc người làm chứng theo quy định của pháp luật

    Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn mua chuộc người làm chứng trong các vụ án hình sự để  khai báo gian dối thì có thể bị xử phạt như thế nào? Quy định của pháp luật về hành vi mua chuộc người làm chứng?

     

    I. Mua chuộc người làm chứng bị xử lý như thế nào?

     

    Theo Điều 384 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội mua chuộc hoặc cưỡng ép trong việc khai báo, cung cấp tài liệu thì mức phạt tù cao nhất lên đến 07 năm tù. 

     

    Mua chuộc người khác khai báo gian đối, cung cấp tài liệu sai sự thật, được hiểu là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất đưa cho người chứng, người bị hại (trong vụ án hình sự), người giám định, người phiên dịch để đổi lấy việc người làm chứng, người bị hại sẽ khai báo không đúng sự thật hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật cho cơ quan tiến hành tố tụng, người giám định kết luận không đúng sự thật, người phiên dịch xuyên tạc.

     

    Cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn đe dọa sẽ xâm hại đến tính mạng, tài sản…nhằm uy hiếp tinh thần người làm chứng, người bị hại, người giám định, người phiên dịch để buộc người làm chứng,người bị hại khai không đúng sự thật hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, người giám định kết luạn không đúng sự thật, người phiên dịch xuyên tạc.

     

    II. Quy định của pháp luật về hành vi mua chuộc người làm chứng

     

    Pháp luật quy định về hành vi mua chuộc người làm chứng như sau: 

     

    1. Hành vi mua chuộc người làm chứng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

     

    Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 384 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người lợi dụng chức vụ, quyền hạn mua chuộc người làm chứng trong các vụ án hình sự để khai báo gian dối thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

     

    2. Tội mua chuộc người làm chứng bị xử lý như thế nào?

     

    - Về xử lý vi phạm hành chính

    Theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 18 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15, bị cáo lừa dối, đe dọa, mua chuộc, cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi nêu trên.

     

    - Về truy cứu trách nhiệm hình sự

    Căn cứ vào Điều 384 Bộ luật Hình sự 2015, người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, người giám định kết luận gian dối, người phiên dịch dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm, hình phạt cao nhất sẽ là bảy năm tù. 

     

    3. Người làm chứng bị mua chuộc cố tình khai báo gian dối có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

     

    Người làm chứng bị mua chuộc cố tình khai báo gian dối sẽ bị truy trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 quy định.

     

    Ngoài ra, người làm chứng từ chối khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15

     
    457 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận