Xử lý hành vi dùng bằng giả để xin việc

Chủ đề   RSS   
  • #514591 28/02/2019

    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Xử lý hành vi dùng bằng giả để xin việc

    Hiện tại theo pháp luật lao động thì không có quy định cụ thể hướng xử lý cho trường hợp sử dụng bằng giả để làm việc, đây cũng không phải là một trường hợp được xử lý sa thải. Tuy nhiên, về pháp luật dân sự nói chung thì hợp đồng lao động này bị vô hiệu do lừa dối, do đó, doanh nghiệp có quyền tuyên bố hợp đồng lao động này vô hiệu.

     

    Đối với hành vi sử dụng bằng giả, ngoài hướng xử lý theo pháp luật lao động thì có thể xử lý hành chính theo căn cứ khoản 3, khoản 5  điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục hoặc hình sự theo  Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015 về tội sử dụng giấy tờ giả .

     
    9149 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #524280   30/07/2019

    Trường hợp người vi phạm sử dụng bằng giả là cán bộ công chức, viên chức thì căn cứ theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức sử dụng bằng giả bị xử lý kỷ luật như sau:

    - Đối với cán bộ: Cán bộ bị Tòa án phạt tù (vì hành vi sử dụng bằng giả) mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.

    - Đối với công chức, viên chức: Công chức, viên chức có hành vi sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thì bị xử lý kỷ luật với hình thức Buộc thôi việc.

    Điều 13. Buộc thôi việc

    Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

    “2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;”

    Riêng đối với trường hợp sử dụng bằng giả để học ở bậc học cao hơn thì bị xử lý với hình thức là đuổi học (nếu chưa học xong) hoặc hủy bỏ kết quả học tập, bằng (nếu đã học xong)

    Bên cạnh đó, theo Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với người vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bản, chứng chỉ. Trong đó, người có hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng - 20 triệu đồng.

    Đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa, mức phạt từ 02 triệu đồng - 08 triệu đồng.

    Ngoài bị phạt tiền, người sử dụng bằng giả còn bị tịch thu bằng giả đã sử dụng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #524685   31/07/2019

    Trường hợp xử dụng bằng giả để xin việc là thực tế ngày càng xuất hiện nhiều, theo Khoản 3 Khoản 5 Điều 16  Nghị Định 138/2013/NĐ-CPNghị Định 34/2011/NĐ-CPNghị định 27/2012/NĐ - CP Điều 341 BLHS 2015 thì tùy theo theo mức độ hành vi mà xử phạt hành chính hay truy tố hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #536409   31/12/2019

    Đối tượng tác động của tội này là: con dấu giả, giấy tờ giả, tài liệu giả.

    Đối tượng bị xâm phạm là hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, cụ thể là là về con dấu, giấy tờ, tài liệu khác.

    Con dấu, giấy tờ tài liệu là đặc trưng của cơ quan tổ chức, được dùng để khẳng định giá trị pháp lý đối với những văn bản, giấy tờ này. Do vậy làm con dấu, giấy tờ, tài liệu giả chính là xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính của Nhà nước về con dấu và các loại tài liệu, giấy tờ này.

     
    Báo quản trị |