Xin tư vấn về việc mua đất không có lối đi xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #530382 05/10/2019

    Xin tư vấn về việc mua đất không có lối đi xử lý thế nào?

    Lời đầu tiên tôi xin chào và chúc các Luật sư luôn mạnh khỏe !

    Luật sư cho hỏi về việc gia đình tôi mua đất nhưng không có lối đi vào đất như sau: Gia đình tôi vào năm 2000 có mua của bà A lô đất, lô đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( sổ đỏ ). Trong sổ đỏ có thể hiện đường qui hoạch vào đất, nhưng trên hiện trạng lại chưa có đường vào lô đất, gia đình nghỉ đã qui hoạch thì chắc có đường nên quyết định mua, khi mua lô đất, xung quanh lô đất là 1 bãi đất trống, nên đi ngõ nào cũng vô được đất. mấy năm gần đây những lô đất trống xung quanh đất được người dân phân lô bán đất, thì gia đình tôi mới phát hiện lô đất gia đình tôi không có đường đi vào đất, còn về phần đất qui hoạch làm đường thì người dân xung quanh cũng xây nhà bít luôn, họ bảo khi nào nhà nước qui hoạch làm đường thì họ trả lại cho nhà nước nên họ xây nhà ở luôn. Bị vây bọc 4 bên xong có 1 lô đất lớn hàng sớm phân lô làm đường bán, giáp với lô đất gia đình tôi có 1 lối đi chung cho các lô đất phân lô ( lô đất tôi chỉ cách lối đi chung với các lô đất phân lô chỉ 1 bứt tường ) nhiều lần gia đình tôi thương lượng xin đập bức tường để xin làm lối đi vào đất nhưng chủ đất đồi giá rất cao và không hợp lý.

    VẤN ĐỀ CẦN HỎI:

    Qua tìm hiểu Bộ luật dân sự 2015 tôi được biết theo quy định tại Điều 254 Quyền về lối đi qua. Thì tôi có có thể khởi kiện chủ lô đất liền kề để có 1 lối đi vào đất đúng không ?

    Năm 2005 gia đình có thương lượng với chủ đất cũ phân lô rồi , nhưng ông này đòi giá rất cao, nên gia đình không đồng ý.

    Được biết chủ lô đất đã phân lô bán hết đất cho người mới rồi , nên giờ muốn kiện thì kiện ai ? chủ cũ đất phân lô bán, hay 2 chủ đất mới mua đất ( chủ lô đất số 8 và chủ đất lô số 9 theo như sơ đồ phân lô ) ? hay cả kiện cả 3 ?

    Xin hỏi nếu chủ đất cũ đã phân lô, bán hết đất phân lô thì ông này còn quyền gì trên lối đi chung mà ổng đã tự mở làm lối đi chung cho các lô đất không ?

     Xin hỏi 2 chủ đất mới mua đất ( chủ lô đất số 8 và chủ đất lô số 9 theo như sơ đồ phân lô ) thì họ có thể tự chiếm lối đi chung rào lại để làm sân không ? vì 2 lô này là 2 lô cuối con đường tự mở nên không ai đi vô đó nữa .

    Rất mong quý Luật sư giúp đỡ cho. Gia đình chúng tôi xin chân thành vô cùng cảm ơn quý Luật sư

     

    Sơ đồ bản vẻ lô đất .

    ">http://

     

    Cập nhật bởi huy1hoang ngày 05/10/2019 12:10:19 SA Cập nhật bởi huy1hoang ngày 05/10/2019 12:09:17 SA Cập nhật bởi huy1hoang ngày 05/10/2019 12:08:10 SA
     
    6756 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #530398   05/10/2019

    Căn cứ Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền về lối đi qua như sau:

    “1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.”

    Vì vậy, trong trường hợp đất không có lối đi riêng  hoàn toàn có quyền yêu cầu những chủ sở hữu liền kề dành cho  lối đi riêng vì đây là quyền mà bạn được hưởng và là nghĩa vụ của những chủ sở hữu liền kề cùng với đó bạn sẽ đền bù tương ứng lại cho họ. UBND cấp xã sẽ có trách nhiệm tổ chức vận động hòa giải giữa các bên trong trường hợp này. Nếu các bên không thỏa thuận được thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để có 1 lối đi riêng cho mình. Bản án của tòa sẽ là quyết định có hiệu lực bắt buộc các bên phải làm theo.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #532566   05/11/2019

    Dạ ! em xin chân thành cảm ơn !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huy1hoang vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/11/2019)