Xin tư vấn về tranh chấp đất đai

Chủ đề   RSS   
  • #504209 09/10/2018

    quyenle2018

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2018
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin tư vấn về tranh chấp đất đai

    Kính thưa luật sư,

    Trước hết, cảm ơn các Luật sư đã tận tình tư vấn cho người dân chưa có nhiều am tường về luật ạ.

    Em có 1 vấn đề xin được tư vấn ạ:

    Hiện tại, gia đình Em đang ở trên 1 mãnh đất 6,700m2 do người Dì ruột thứ 6 của ba Em ( tức Bà 6 của Em) - đứng tên trên sổ đỏ từ năm 2001 tại Long An.

    Ba Em là con của Bà nội thứ 2, Bà 6 ( năm nay ngoài 80) - cũng thuộc hộ khẩu nhà Em do Ba Em là chủ hộ. Bà 6 không có gia đình chỉ có 1 mình- mãnh đất đứng tên 1 mình Bà 6.

    Gia đình Em đã ở trên mãnh đất này khoảng 40 năm và nhà Em đóng thuế đầy đủ cho mãnh đất này, đồng thời nuôi dưỡng Bà 6 chu đáo nhiều năm qua. Hiện nay, Bà 6 đã không còn minh mẫn, có dấu hiệu bị lẫn của tuổi già.

    Năm rồi, Ba Em qua đời, chuyển quyền chủ hộ sang Mẹ Em. Và sự việc Em cần hỏi là: Bà 6 có 4 người Chị và Em. Bà nội của Em là chị thứ Hai trong số 5 người Chị Em này. Nay những Chị Em của Bà đang đâm đơn kiện Bà 6, đòi bà 6 phải chia đều phần đất này cho họ. Vì cho rằng mảnh đất này do ông bà để lại cần phải được chia đều cho 5 chị em.

    Như vậy, cho Em hỏi  việc thưa kiện Bà 6 có đúng pháp luật không, nhà Em thì vẫn muốn chia đều nhưng nghĩ rằng khi nào bà 6 qua đời thì việc này mới nên tiến hành. Nhưng các Chị  Em của bà 6 đang gây áp lực, và đã gửi đơn lên xã thưa kiện Bà 6, vịn vào lý do Bà 6 không còn minh mẫn để truất quyền sở hữu của bà, để tiến hành chia đất đai. Việc làm này có đúng không ạ, và họ đang còn có ý định sẽ mời bác sỷ xuống nhà để thẩm định rằng bà 6 đã không còn minh mẫn, để họ truất quyền sở hữu mãnh đất.

    Và với trò người nuôi dưỡng bà 6, xã báo rằng Mẹ Em phải lên để hòa giải. Vậy Mẹ Em có cần phải lên hay không, và nếu Mẹ Em ủy quyền giải quyết mọi khúc mắc về việc này cho Em thì có được hay không ạ? ( Ba Mẹ Em có 3 người con, em là con trai duy nhất, 2 Chị ở xa).

    Và nhờ luật sư tư vấn giúp, việc đất đai này, giờ phải giải quyết ra sao để ổn thỏa tất cả các bên và đúng luật pháp ạ.

    Em xin chân thành cảm ơn ạ.

    Kính thư.

     
    3617 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504990   16/10/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn như sau:

    - Trường hợp GCNQSDĐ do Bà Sáu đứng tên được cấp đúng theo quy định của pháp luật thì Bà Sáu vẫn là người sử dụng đất hợp pháp và họ không thể truất quyền sở hữu của bà để tiến hành chia đất đai. Theo đó, cho dù chị em của Bà Sáu có kiện ra Tòa thì Tòa cũng bác bỏ đơn khởi kiện vì không đủ căn cứ chứng minh.

    - Trường hợp GCNQSDĐ do Bà Sáu đứng tên được cấp không đúng theo quy định của pháp luật:

    Nếu trong trường hợp chị em Bà Sáu chứng minh được mảnh đất do Bà Sáu đứng tên cấp sai đối tượng thì UBND cấp huyện sẽ ra quyết định thu hồi mảnh đất này. Cụ thể, Khoản 2 Điều 106 Luật đất đai năm 2013 quy định về việc đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp như sau:

    “2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

    a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

    b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

    c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

    d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

    3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai”.

    Và khi đó họ có thể khởi kiện về thừa kế để phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, việc khởi kiện về thừa kế cần phải lưu ý 2 vấn đề sau:

    Thời hiệu thừa kế:

    Điều 623 BLDS 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

    “1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

    a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

    b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

    2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

    Nếu thời gian khởi kiện quá 30 năm thì thửa đất vẫn thuộc quyền sở hữu của Bà Sáu.

    Người không được hưởng quyền di sản:

    Điều 621 BLDS 2015 quy đị nh về người không được quyền hưởng di sản như sau:

    1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

    a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

    Theo căn cứ trên, thì Bà Sáu vẫn là người được hưởng di sản thừa kế.

    Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

    “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải…”

    Và Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

    “Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;..”

    Như vậy, có thể thấy, hòa giải là thủ tục bắt buộc trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, do vậy, mẹ bạn phải lên xã để tiến hành hòa giải.

    Điều 85 BLTTDS 2015 quy định về người đại diện như sau:

    “1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

    2. Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.

    3. Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.

    Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.

    4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

    Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện”.

    Theo đó, mẹ bạn là người đại diện theo pháp luật của Bà Sáu. Tuy nhiên mẹ bạn có thể ủy quyền cho bạn để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự và bạn tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền. Nếu bạn có vướng mắc gì thêm hãy liên lạc trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #505108   18/10/2018

    quyenle2018
    quyenle2018

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2018
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính chào Luật sư,

    Em rất biết ơn Luật sư đã có hồi đáp ạ, vì Em không tường tận pháp luật, nên sự tư vấn của luật sư rất đáng quý với gia đình em ạ.

    1/ Ông Bà là Ba Mẹ của Bà 6, Ông mất năm 1979 và Bà mất năm 1980. Tức đến nay là 38 năm. Theo thời hiệu thì đã quá 30 năm. Thì sổ đỏ hoàn toàn đúng khi đứng  tên Bà 6. Nhưng có điều là sổ đỏ đứng tên Bà 6 chỉ mới được cấp năm 2001- Tức 17 năm. Liệu như vậy có đúng thời hiệu 30 năm cho bất động sản theo luật không ạ?

    2/ Các anh chị của Bà 6 đã ko ở mãnh đất này hơn 30 năm rồi. Đó cũng là thời gian ba mẹ em về ở và nuôi bà 6 tới hiện tại. Bà 6 có 5 Chị, Em. Hiện tại còn 3 người còn sống. Và Ba của Em là con của chị 2 bà 6 (tức bà nội em và đã mất), nhưng hiện tại Ba Em cũng đã mất. Vậy khi bà 6 mất phần đất này sẽ được chia ra sao, và nhà Em có được chia không? ( Nhà Em nuôi dưỡng bà hơn 30 năm). Và bà 6 đang ở trong hộ khẩu nhà Em, Mẹ em là chủ hộ. Hộ khẩu có liên quan gì đến việc chia đất đai này không ạ? Và các chị em bà 6 có cần phải chứng minh là chị em thì mới được chia đất không?

    3/ Nếu bây giờ- ( bà 6 còn sống) họp Bà con lại để thỏa thuận chia trước phần đất này, 3 chị em còn sống của bà 6 lấy 1 nữa, Mẹ Em nhận 1 nữa, như vậy có được không? Và phải làm giấy tờ đứng tên chủ quyền ra sao? Hay đợi Bà 6 mất thì Mẹ Em sẽ được chia nhiều hơn? Thật sự, em không biết sau khi bà 6 mất thì phần đất này được chia ra sao? Đồng thời, khi mãnh đất được chia, mình có phải chừa lối đi theo luật cho các người bà con không?

    Rất mong nhận được hồi âm của Luật sư, gia đình em rất cảm ơn ạ.

    Trân trọng.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #505210   19/10/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với vướng mắc trên, chúng tôi tư vấn như sau:

    Điều 623 BLDS 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

    “1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

    a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

    b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

    2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

    Theo thông tin bạn cung cấp, Ba Mẹ của Bà Sáu mất tính đến nay là 38 năm. Theo thời hiệu thì đã quá 30 năm. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó, do vậy, thửa đất sẽ thuộc quyền sử dụng, quản lý của Bà Sáu.Theo đó, sổ đỏ hoàn toàn đúng khi đứng  tên Bà Sáu(mặc dù sổ đỏ đứng tên Bà Sáu chỉ mới được cấp năm 2001).

    2. BLDS 2015 quy định về thừa kế như sau:

    Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Điều 652. Thừa kế thế vị

    “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

    Như vậy, theo căn cứ trên, mẹ bạn và bạn không thuộc hàng thừa kế thứ nhất và thừa kế kế vị, do vậy, khi bà Sáu mất phần đất này sẽ được chia cho 3 chị em hiện còn sống của Bà Sáu. Khi thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế thì các chị em của bà Sáu phải có giấy tờ chứng minh là chị em ruột của Bà Sáu thì văn bản khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế mới được công chứng, chứng thực.

    3.

    Khoản 1 Điều 630 BLDS 2015 quy định về điều kiện của di chúc hợp pháp như sau:

    “1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật”.

    Trong trường hợp của bạn, có hai cách để giải quyết:

    - Vì mảnh đất do bà Sáu đứng tên, do vậy bà Sáu là người thực hiện quyền của người sử dụng đất (chia tách, tặng cho quyền sử dụng đất). Do vậy, bà có thể thực hiện thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho ba chị em và mẹ bạn (trong trường hợp bà đang minh mẫn). Sau đó, mẹ bạn thực hiện thủ tục sang tên quyền sử dụng đất.

    - Theo thông tin bạn cung cấp, Bà Sáu hiện nay không còn minh mẫn, có dấu hiệu của tuổi già, do vậy, Bà Sáu vẫn có thể lập di chúc nhưng phải đảm bảo điều kiện khi lập di chúc Bà Sáu còn minh vẫn. Trong di chúc có nội dung: Bà Sáu có chia ba chị em còn sống của bà Sáu được 1 nửa, Mẹ bạn được 1 nửa thì sau khi Bà Sáu mất mẹ bạn ms được hưởng thừa kế theo di chúc (di chúc không được có dấu hiệu lừa dối, đe dọa, cưỡng ép). Sau đó, những người được thừa kế sẽ thực hiện thủ tục khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cùng với thủ tục sang tên quyền sử dụng đất. Còn nếu bà Sáu mất không để lại di chúc thì di sản được chia thừa kế theo pháp luật (chia cho ba chị em còn sống của Bà Sáu). Trường hợp bạn còn thắc mắc thì hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    quyenle2018 (22/10/2018)
  • #505345   22/10/2018

    nhuycattuong2016
    nhuycattuong2016

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính chào Luật sư. 

    em có một vấn đề muốn hỏi luật sư. Xin luật sư trả lời giúp em ạ. 

    Chồng em có một mảnh đất mua năm 2008 giấy tờ viết tay hợp đồng công chứng tại UBND xã. 10 năm qua chồng em cho anh trai em mượn đất để ở. Bây giờ do làm ăn thua lỗ thì có người tới đòi đất nói là anh em đã bán cho họ. Bán tới 3 người mà giấy đất đưa cho họ lại đứng tên anh trai em. (Tức là anh đã làm giấy tờ giả). bây giờ chắc chắn anh ấy sẽ phải đi tù vì tội lừa đảo. E muốn hỏi chồng em có phải chịu trách nhiệm gì trong vụ này không và nhà em phải làm gì khi những người đó cứ đòi mảnh đất đó. Họ đang dùng giang hồ ép nhà em phải giao đát đó cho hoọ

    em mong được tư vấn sớm. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #505478   24/10/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn như sau:

    Khoản 2 Điều 101 Luật đất đai 2013 quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

    Như vậy, anh bạn không thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất được mua năm 2008).

    Khoản 2 Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

    a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

    e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

    g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất”.

    Theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn có một mảnh đất mua năm 2008 giấy tờ viết tay hợp đồng công chứng tại UBND xã,10 năm qua chồng bạn cho anh trai bạn mượn đất để ở, do vậy, chồng bạn đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 100 Luật đất đai 2013 nên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Trong trường hợp này, chồng bạn không phải chịu trách nhiệm gì về việc anh trai bạn làm, nhưng chồng bạn là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc làm của anh trai bạn (vì là người được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước đây).

    Để tránh tình trạng những người kia đến làm phiền, đòi mảnh đất này thì gia đình bạn nên trình báo với cơ quan công an, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn về tính mạng, sức khỏe cho gia đình cũng như mọi người dân quanh nơi bạn sinh sống. Trường hợp còn vướng mắc gì hãy liên lạc gọi trực tiếp với tôi để tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    nhuycattuong2016 (26/10/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.