Chào bạn, trường hợp của bạn, mình có chia sẻ như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2012 thì
Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
…
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. […]
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 thì
Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
…
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
…
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. […]”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành trường hợp người lao động đang bị tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì thuộc trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, không phải trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, trong trường hợp này doanh nghiệp bên bạn vẫn có thể chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 “Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động”.
Trong trường hợp này, người lao động ký văn bản ủy quyền cho người thân thực hiện việc chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp bên bạn.
Lưu ý:
Hiện nay, không có quy định cụ thể về việc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ là như thế nào và phải thực hiện làm sao. Do đó, nếu chủ quan khi thực hiện thỏa thuận sẽ rất dễ dẫn đến tranh chấp không mong muốn.
Ranh giới giữa việc có hành vi thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ và đơn phương chấm dứt HĐLĐ là rất khó phân biệt nếu không tự đảm bảo các giấy tờ, bằng chứng cụ thể.
Chính vì thế, doanh nghiệp bên bạn và người lao động cần phải lập thành văn bản thể hiện chi tiết thỏa thuận của đôi bên.