Xin tại ngoại chữa bệnh tại địa phương cho bị can

Chủ đề   RSS   
  • #482487 17/01/2018

    NGUYENTRONGBAQUAN

    Sơ sinh

    Bình Phước, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin tại ngoại chữa bệnh tại địa phương cho bị can

    - Chị em quen biết bên ngoài,SN 1990, chỉ có HK TẠM TRÚ, ( mới tách ra khỏi sổ HK thường trú, nhưng chị vẫn tạm trú tại địa phương nơi đã đăng ký thường trú). - có tiền sử bị bệnh tâm thần vì áp lực gia đình năm 2016, dẫn đến hành vi ảo tưởng sau trái bắt đầu có biểu hiện bệnh và lâm vào con đường "sử dụng ma túy đá" - ngày 8/1/2018 chị em bị CA .MA TÚY xét phòng và bắt quả tang ( ma túy đá có số lượng dưới 1gam từ 0,1-0,6 gam). Kèm theo công an thu giữ số tiền hơn 20triệu, điện thoại, cũng như vật phẩm nhỏ có giá trị... Ước tính trên 60 triệu đồng. - em là người ngoài . nhưng em biết rõ bệnh án của chị, đồng thời có toàn bộ giấy tờ bệnh án của chị em, nhưng người nhà cương quyết không bảo lãnh cho chị vì sợ chị đi chữa bệnh tâm thần lâu hơn hình phạt tù. Chị em là người chưa tiền án tiền sự, ngoan hiền , nhưng vì hoàn cảnh gia đình áp lực quá lớn nên mới dẫn đến hành vi phạm tội như vậy. Bố mẹ chia tay từ chị em còn trẻ, sau khi chị của e cưới chồng thì lại ly dị, con nhỏ của chị đã được 4 tuổi bố bé nhận nuôi nhưng( lại không có giấy đk kế kết hôn) - Chị em phạm tội lần đầu, - có căn cứ chứng minh chị của em phạm tội trong lúc gây án vì hạn chế hành vi dân sự hoặc mất hành vi dân sự( giấy tờ sổ khám bệnh của" phòng khám bệnh, PHÂN VIỆN GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN TRUNG ƯƠNGNG 2- BIÊN HÒA ĐỒNG NAI, TOA THUỐC C CỦA BÁC SĨ CHUYÊN KHOA 1,CK.TÂM THẦN KINH). - bắt quả tang khối lượng ma túy đá rất nhỏ ạ. Dưới 1 gam . Nhưng... không 1 ai đồng ý mang giấy tờ đi bảo lãnh chị em tại ngoại. Em thì thương chị , lo lắng cho chị nhiều lắm. - số tiền chị em có và những vật phẩm có giá trị đều bị CA tạm thu. Em nghĩ cơ quan CA họ cho rằng đó là số tài sản chị phi pháp mà có nên là tình tiết giữ lại điều tra. "Thực chất đó là tài sản chị phải đổ mồ hôi công sức lao động vất vả chính đáng mà có" Người nhà được vào thăm, và họ cách ly em luôn, còn thông cung với chị bảo rằng cố chấp hành tốt . Đừng nghe e nói. Nguyện vọng của chị là muốn tại ngoại em chắc chắn vậy ạ. Kính thưa quý vị, Cho em hỏi: 1.Em phải làm như thế nào thì đơn từ mới được phê duyệt ạ, vì em rất khó khăn nếu như người nhà của chị không hợp tác bảo lãnh, mà theo quy định bảo lãnh phải là 2 người thân. 2. Nếu em gặp bên cơ quan điều tra hoặc viện KS, Toà án để gửi đơn thì gửi cho ai bộ phận nào. 3. Nếu họ không nhận đơn thì e phải làm sao ạ. Em không muốn chị em 12h00 hôm nay ngày 17/1/2018 chính thức ký lệnh tạm giam, chỉ vì chuyện "đủ căn cứ pháp lý, được tại ngoại để điều trị bệnh tại địa phương, tội lần đầu , số lượng ma túy chỉ nhằm mục đích sử dụng ,và chưa tiền án tiền sự." Nhưng chỉ biết ngậm ngùi vì không còn cách nào khác. Là người Biết rõ luật vì em là sinh viên năm 3 của đại học bình dương: khoa "luật kinh tế". Em rất đau xót ạ Thuê luật sư thì không dưới 30 triệu mà em sinh viên thì không có khả năng kinh tế đó. Làm ơn giúp em. Em phải làm như thế nào ạ... Kính thỉnh cầu tha thiết Sđt của em: 0986.520.820 Trân trọng !
     
    4844 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #482657   18/01/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều kiện tại ngoại đối với bị can, bị cáo không được pháp luật quy định cụ thể. Có thể dẫn chiếu sang điều khoản về các trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam tại khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

    “4. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp:

    a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

    b) Tiếp tục phạm tội;

    c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

    d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”.

    Ngoài ra, trong quá trình xét xử, bị can, bị cáo để được tại ngoại, bị can bị cáo phải được "bảo lãnh" hoặc "đặt tiền để bảo đảm" khi đáp ứng các điều kiện cụ thể của pháp luật.

    Bị can, bị cáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 122 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 khi đáp ứng các điều kiện sau: bị can, bị cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có khả năng về tài chính,…

    Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, nếu như bị can được bảo lãnh, tại ngoại thì phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ. Còn trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.

    Căn cứ quy định trên thì trong giai đoạn điều tra, gia đình bạn có thể làm đơn bảo lĩnh cho chị của bạn. Tuy nhiên việc cho chị của bạn được bảo lĩnh hay không tại giai đoạn điều tra do Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ phạm tội của chị bạn. Gia đình bạn có thể cử ra ít nhất hai người (đáp ứng các điều kiện nói trên) làm đơn xin bảo lãnh cho người nhà bạn tại ngoại, đơn này phải có xác nhận của UBND cấp xã - nơi người bảo lãnh cư trú, sau đó gửi đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.

    Tuy nhiên, chị của bạn lại đang mắc bệnh tâm thần thì có thể đề nghị yêu cầ ubiện pháp Bắt buộc chữa bệnh có mục đích đầu tiên là phòng ngừa khả năng gây thiệt hại cho trật tự, an toàn xã hội của người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác gây rối loạn hoạt động tâm thần. Bên cạnh đó, bắt buộc chữa bệnh còn mang nội dung nhân đạo cao cả, thay vì áp dụng hình phạt đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, tòa án cho họ được chữa bệnh tại cơ sở điều trị chuyên khoa. Trong trường hợp không cần thiết phải đưa vào cơ sở điều trị chuyên khoa thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại theo số 19006280 để được tư vấn cụ thể hơn.

     

    Cập nhật bởi thanhtungrcc ngày 18/01/2018 09:49:46 CH

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;