Xin hướng dẫn về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chủ đề   RSS   
  • #499121 09/08/2018

    Xin hướng dẫn về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Kính chào Quý Luật sư!

    Ba mẹ tôi đang đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích trên thực tế có sự thay đổi (do thực hiện giải tỏa một phần). Vì vậy, đúng ra ba mẹ tôi phải thực hiện đăng ký chỉnh lý để cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo diện tích thực tế hiện nay; tuy nhiên, do điều kiện nên ba, mẹ tôi chưa thực hiện được công việc này. Do đó, xin Quý luật sư tư vấn giúp tôi như sau:

    Trong trường hợp tôi  (con ruột độc nhất) nhận thừa kế từ cha, mẹ tôi tài sản là nhà và đất này thì tôi có được toàn quyền thay thế cha, mẹ tôi đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để thực hiện các công việc như chỉnh lý và sang tên cho tôi đứng tên trên GCN QSDĐ hay không? Và trong trường hợp này của tôi thì có trở ngại gì về thủ tục khi thực hiện chỉnh lý và sang tên tôi không a. Xin chân thành cảm ơn Quý luật sư

     
    2183 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #499217   10/08/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần


    Với vướng mắc trên, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

    Khi cha, mẹ bạn còn sống:

    Nhờ người khác làm thủ tục chỉnh lý và sang tên QSDĐ về bản chất theo quy định là ủy quyền cho người khác thực hiện thay công việc của mình, thay mặt mình thực hiện thủ tục chỉnh lý và sang tên sổ QSDĐ. Điều 135, 138 BLDS 2015 quy định như sau:

    "Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đại diện

    Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).

    Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

    1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

    3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”.

     Như vậy, bạn có được toàn quyền thay thế cha, mẹ tôi đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để thực hiện các công việc như chỉnh lý và sang tên cho tôi đứng tên trên GCN QSDĐ, nếu bạn phải đáp ứng được các điều kiệm sau đây:

    Thứ nhất: Bạn là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Căn cứ vào điều 19 và điều 20 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là người từ 18 tuổi trở lên và không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

    Thứ hai: Cha, mẹ bạn phải lập một hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền về việc chỉnh lý và sang tên sổ đỏ cho bạn được thực hiện tại Văn phòng công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường.

    Khi cha, mẹ bạn đã mất:

    Điều kiện của bên nhận thừa kế: Thỏa mãn các quy định về người thừa kế tại điều 613, không thuộc trường hợp bị tước quyền thừa kế tại điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015, tức là các điều kiện sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết;

    Căn cứ Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

    “1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

    2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này”.

    Như vậy, người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015. Ngoài ra, trong Luật đất đai năm 2013 không có quy định nào về độ tuổi của người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, bạn nếu đã đủ 18 tuổi thì là người thành niên hoàn toàn có đủ năng lực hành vi dân sự để có quyền thừa kế vàđứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất

    Những người được hưởng di sản thừa kế phải tiến hành khai nhận để phân chia di sản. Việc khai nhận phân chia di sản được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có di sản. Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận, những người thừa kế tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã nơi có đất theo thủ tục chung.

    Như vậy, sau khi có văn bản khai nhận phân chia di sản thì bạn tiến hành đăng ký sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân quận/ huyện nơi có đất.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.