Xin được giúp đỡ về quy định xử phạt đối với doanh nghiệp chậm đóng vào quỹ hưu trí tử tuất

Chủ đề   RSS   
  • #591013 14/09/2022

    huynhthanhch

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:22/07/2022
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 785
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 31 lần


    Xin được giúp đỡ về quy định xử phạt đối với doanh nghiệp chậm đóng vào quỹ hưu trí tử tuất

    Mình có vấn đề sau cần được giải đáp, mong được mọi người giúp đỡ cho. Trường hợp doanh nghiệp chưa làm đơn xin hoãn nộp quỹ hưu trí tử tuất năm 2021 mà hiện nay cũng đã hết thời hạn làm đơn, hiện nay doanh nghiệp đã trễ thời hạn nộp thì có bị xử phạt không? Và xử phạt theo chậm đóng hay như thế nào? Có hướng dẫn nào cho doanh nghiệp về cách đóng bù vào quỹ đó không? Mình xin cảm ơn.

     
    228 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhthanhch vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591014   14/09/2022

    Xin được giúp đỡ về quy định xử phạt đối với doanh nghiệp chậm đóng vào quỹ hưu trí tử tuất

    Chào bạn, mình xin cung cấp một số thông tin có thể giúp ích cho trường hợp của bạn dưới đây:

    Theo quy định tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:

    Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

    […]

    2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

    [...]”

    Như vậy, hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là một trong số các hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    Điều 39. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

    […]

    5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

    […]

    10. Biện pháp khắc phục hậu quả

    a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;

    b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.

    Như vậy, khi bị xử phạt về hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN thì các vấn đề về mức phạt, đóng bù, lãi chậm nộp được thực hiện theo các quy định đã được trích dẫn bên trên. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì:

    Điều 9. Tình tiết giảm nhẹ

    Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:

    1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

    2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

    […]”

    Như vậy, trường hợp doanh nghiệp bên bạn tự nguyện khai báo về hành vi vi phạm, tự nguyện khắc phục các hậu quả,… thì có thể sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét là tình tiết giảm nhẹ, từ đó có thể giúp giảm thiểu mức xử phạt.

    Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho trường hợp của bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vantrinh4120@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/09/2022)