Hầu như mọi dân tộc, quốc gia trên thế giới đều giương cao ngọn cờ bình đẳng, thiết lập công bằng cho con người, đi tìm chân lý cuộc sống. Tuy nhiên, họ lại không hiểu bình đẳng là gì?
Bình đẳng có thể hiểu theo một cách ngắn gọn và khái quát nhất: ‘‘Con người được sống, tự do, mưu cầu hạnh phúc, xã hội tôn trọng tất cả những quyền đó và không hề có sự phân biệt gì giữa người này với người khác’’.
Nhưng trên thực tế xã hội loài người còn có sự phân biệt, kì thị một cách bất bình đẳng giữa người với người; có thể là phân biệt sắc tộc, màu da, tôn giáo, thể chế chính trị, và kể cả giới tính...
Trong bài viết này tôi chỉ đi tìm hiểu sự không bình đẳng dưới khía cạnh giới tính.
Loài người gồm có 5 loại giới tính chính, đó là: Nam (giới này thích nữ), Nữ (giới này thích nam), Nam lệch (giới này là nam nhưng lại thích nam), Nữ lệch (giới này là nữ nhưng lại thích nữ), Lưỡng tính (giới này ‘‘cái gì cũng thích’’). Đáng lẽ ra xã hội đối xử với năm loại giới tính này như nhau; tuy nhiên, thông thường chỉ xem trọng hai giới Nam và Nữ, còn những giới còn lại thì kì thị và bị coi là bệnh hoạn.
Nhưng không, những giới còn lại không phải là bệnh hoạn mà tạo hóa đã tạo ra họ như thế, bẫm sinh họ đã vậy. Vì vậy, họ không có lỗi gì trong chuyện này; nên đương nhiên họ có quyền sống, mưu cầu hạnh phúc, trong đó có quyền tự do kết hôn. Nhiều lúc tự hỏi: tại sao tạo hóa không dừng lại ở hai giới nam và nữ mà tạo ra những giới khác làm cuộc sống thêm nhiều rắc rối. Có thể lý giải, tạo hóa đã tạo ra sự đa dạng về giới hoặc đang trêu đùa loài người chăng. Dẫu như thế nào đi chăng nữa thì con người nên tôn trọng con người, dù họ mang giới tính nào.
Nhiều lúc nghĩ tại sao con người lại ích kỷ thế, họ tự cho mình là đấng có quyền lực và đi áp đặt cho thiểu số đáng thương. Họ ích kỷ đến nỗi trong câu nói mở miệng kính thưa đã kì thị giới tính thiểu số (họ thường: kính thưa quý ông, quý bà), rõ ràng chỉ tôn trọng nam và nữ, còn biệt thị giới còn lại. Đáng lẽ ra phải nói: kính thưa quý ông, quý bà và quý khác. Như thế mới gọi là bình đẳng.
Xin đi vào vấn đề của Việt Nam. Theo luật Bình đẳng giới 2006 thì Nhà nước bảo vệ sự bình đẳng giữa nam và nữ nhưng không hề nhắc đến ba giới còn lại. Mặt khác, Luật hôn nhân và gia đình 2000 công nhận và bảo vệ hôn nhân hợp pháp giữa nam và nữ nhưng không hề đề cập đến ba giới còn lại. Vậy có thể gọi là Bình đẳng giới hay không?
Đã gọi là Con người thì Con người gồm: phần con và phần người, hai phần này quan trọng như nhau; nếu ai đó đề cao phần con mà quên phần người thì họ đang quay về thế giới của loài thú hoang dại, ngược lại nếu tôn thờ phần người mà khinh bỉ phần con thì họ chỉ là cái hồn không xác.
Phần người là thứ đi kèm với xã hội loại người, phần con là thứ đi kèm với giới tự nhiên. Nên không có lý do chính đáng nào có thể lấy đi phần con ấy, vì vậy xã hội phải tôn trọng các giới tính thiểu số.
Nhưng xã hội lại phếch lờ đi sự bình đẳng ấy bằng nhiều cách ngụy biện khác nhau. Ví dụ như trong thời gian qua dư luận có nhiều ý kiến đề xuất công nhận hôn nhân đồng tính thì mắc phải nhiều sự phản đối, họ cho rằng công nhận hôn nhân đồng tính là không hợp với thuần phong mỹ tục. Nhưng thử hỏi: không công nhận hôn nhân đồng tính là mỹ tục hay hủ tục? Đây là điều cần làm rõ.
Xã hội loài người đang cản trở cái bản năng của những con người không may bị tạo hóa trớ trêu, họ không hề có lỗi gì, nếu có thì chỉ do ông trời. Vậy tại sao họ không thể yêu nhau và đến với nhau. Điều cấm đấy rõ ràng là trái với quy luật tự nhiên. Nếu pháp luật cứ cấm đoán, thì họ vẫn đến với nhau mà không phụ thuộc vào pháp luật, bởi quy luật tự nhiên luôn chiến thắng sự vô lý của xã hội.
Cứ cho rằng hành vi đồng giới đến với nhau là trái luật thì họ sẽ lén lút thì pháp luật càng khó điều chỉnh. Nên nhớ đời sống xã hội là dòng nước, pháp luật là bờ đê để xuôi dòng nước chảy. Mọi hành vi cản trở dòng nước ấy đều bị đập vở bởi sức mạnh tự nhiên của dòng nước. Chính vì lẽ đó pháp luật cần bình đẳng trong vấn đề giới tính. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với giới tính thiểu số.
Xin đừng đổ lỗi cho thuần phong mỹ tục mà hãy nhìn thẳng vào vấn đề. Người đưa ra chính sách cần nhập mình vào vai diễn người đồng tính thì mới có điều chỉnh phù hợp.