Hoạt động xét xử của Tòa án là quá trình áp dụng pháp luật, diễn ra tập trung tại phiên tòa, được tiến hành theo một trình tự thủ tục tố tụng nhất định, để giải quyết các cáo buộc và tranh chấp pháp lý nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ trật tự hiến pháp và bảo vệ công lý. Do đó tuỳ theo các trường hợp mà ra quyết định xét xử kín hay xét xử công khai.
Cơ sở pháp lý:
Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín
Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.
+ Xét xử công khai
Mọi người đều có quyền tham gia phiên toà xét xử.
+ Xét xử kín
Xét xử kín không phải ai cũng có quyền tham gia phiên toà như xét xử công khai.
Cụ thể: Sẽ không có sự tham gia của những người không liên quan đến việc xét xử, nhà báo hay người thân của đương sự, bị cáo,...
+ Theo các quy định trên, có 04 trường hợp mà Toà án sẽ xét xử kín:
Một là: Giữ bí mật nhà nước
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Những vụ án có những tội danh liên quan đến bí mật nhà nước như làm lộ bí mật nhà nước, đánh tráo, chiếm đoạt bí mật nhà nước,...
Hai là: Giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc
Những vụ án có tình tiết hay hành vi liên quan đến dâm ô, trái với thuận phong mỹ tục nếu xét xử công khai có thể gây tác động hay ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội cũng là những vụ án mà Tòa án có thể quyết định xét xử kín.
Ba là: Bảo vệ người chưa thành niên
Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Người dưới 18 tuổi trong vụ án có thể là người bị hại hoặc bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Những vụ án hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, hành hạ, làm nhục, giết người,... mà bị cáo hoặc bị hại là người dưới 18 tuổi
Bốn là: Giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự
Đương sự làm đơn yêu cầu Toà án xét xử kín khi nhận thấy rằng việc xét xử có thể làm ảnh hưởng đến bí mật đời tư cá nhân của mình, Toà án sẽ xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
Dù là hình thức xét xử kín hay xét xử công khai, Toà án đều hướng đến mục đích là xác định sự thật, xử lý người phạm tội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị hại. Cho thấy sự nghiêm minh của pháp luật để thực hiện các giải pháp đấu tranh phòng và chống tội phạm.