Thực tế hiện nay mình thấy việc các cá nhân hành nghề xem bói, xóc thẻ,… ngày một phổ biến. Người dân cũng nỗi lo xa nên thường tin vào những phù phép sau đó truyền tai chỗ này, chỗ kia, những điều này vô tình tiếp tay cho những đối tượng hành nghề. Dưới đây là nội dung pháp luật đã quy định để kiểm soát và xử lý như sau:
+ Xử lý hành chính:
Khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định vi phạm về nếp sống văn hóa như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi
+ Xử lý Hình sự:
Điều 320 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về “Tội hành nghề mê tín, dị đoan”
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Làm chết người;
- Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, với các hành vi trên mà đã bị xử lý hành chính hoặc bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu TNHS về tội hành nghề mê tín, dị đoan.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, những quy định của pháp luật đang dần trở nên “bất thành văn” khi chúng ta có thể thấy sự ảnh hưởng và sự nhận rộng về vấn đề này ngày một gia tăng. Chế tài chưa đủ sức răn đe chăng?