Xe vi phạm hành chính mà không có người nhận lại thì sẽ giải quyết thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #602801 25/05/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần


    Xe vi phạm hành chính mà không có người nhận lại thì sẽ giải quyết thế nào?

    Khi vi phạm giao thông, một số trường hợp phương tiện người vi phạm bị tạm giữ. Trong trường hợp nếu không có ai nhận lại phương tiện thì cách giải quyết là gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin về vấn đề này.

    Chủ xe không nhận lại phương tiện thì giải quyết như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ nhưng chủ phương tiện không tới cơ quan công an nộp phạt cũng như nhận lại phương tiện nhận thì bên cơ quan công an sẽ giải quyết như sau:

    - Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được ghi trong quyết định tạm giữ, nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ;

    - Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai, thông báo cuối cùng trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý;

    - Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện có trách nhiệm tiếp tục quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện khi đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm và trong thời gian niêm yết công khai, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho đến khi tang vật, phương tiện đó bị tịch thu, xử lý theo quy định;

    - Sau khi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu bằng quyết định tịch thu của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và được xác lập quyền sở hữu toàn dân thì được xử lý theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

    Thủ tục nhận lại xe bị tạm giữ do vi phạm hành chính 

    Thủ tục nhận lại xe bị tạm giữ do vi phạm quy định về an toàn giao thông

    Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về việc trả lại phương tiện giao thông bị tạm giữ, cụ thể:

    - Việc trả lại phương tiện giao thông bị tạm giữ phải có quyết định bằng văn bản của người có quyền ra quyết định tạm giữ;

    - Người quản lý, bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giữ thực hiện việc trả lại hoặc chuyển phương tiện khi đã có quyết định trả lại phương tiện theo trình tự như sau:

    + Kiểm tra quyết định trả lại phương tiện hoặc quyết định chuyển phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận;

    Lưu ý: Người đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu phương tiện bị tạm giữ hoặc đại điện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ phương tiện. Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận tại phương tiện bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền.

    + Yêu cầu người đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;

    + Trường hợp chuyển phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành 02 bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ 01 bản.

    Vậy, khi đi nhận lại phương tiện giao thông bị tạm giữ, anh cần phải mang theo các giấy tờ như biên bản tạm giữ, Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân. Bên cạnh đó anh cũng cần Quyết định trả lại phương tiện để người tạm giữ phương tiện có thể kiểm tra và thực hiện việc trao trả phương tiện bị tạm giữ.

     
    766 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (06/06/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận