Ngày 09/10/2024, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 5290/QĐ-UBND về việc ban hành giá vé vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quyết định 5290/QĐ-UBND năm 2024 có hiệu lực từ ngày 09/10/2024 nhưng giá vé mới sẽ được áp dụng từ ngày 01/11/2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/11/quyet-dinh-5290-qd-ubnd-hn-gia-ve-xe-bus.pdf
Xe buýt Hà Nội tăng giá vé lên cao nhất 20.000 đồng/lượt
Theo Quyết định 5290/QĐ-UBND năm 2024 giá xe buýt Hà nội sẽ tăng như sau:
(1) Vé lượt
- Cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 đồng lên 8.000 đồng/lượt;
- Cự ly từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng/lượt.
- Cự ly từ 25km đến dưới 30km, giá vé tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/lượt;
- Cự ly từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 đồng lên 15.000 đồng/lượt
- Cự ly từ 40km trở lên tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.
(2) Vé tháng
- Vé tháng bán cho đối tượng ưu tiên bao gồm: Học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (không kể hệ đào tạo vừa học vừa làm), công nhân khu công nghiệp đi một tuyến tăng từ 55.000 đồng) lên 70.000 đồng; liên tuyến tăng từ 100.000 đồng lên 140.000 đồng.
- Vé mua theo hình thức tập thể (không ưu tiên) đi một tuyến tăng từ 70.000 đồng lên 100.000 đồng, liên tuyến tăng từ 140.000 đồng lên 200.000 đồng.
- Giá vé tháng bán cho các đối tượng không ưu tiên đi một tuyến tăng từ 100.000 đồng lên 140.000 đồng, liên tuyến tăng từ 200.000 đồng lên 280.000 đồng.
Theo đó, kể từ ngày 01/11/2024 thì xe buýt Hà Nội sẽ áp dụng bảng giá vé mới như trên. Đồng thời, sẽ miễn tiền vé cho các đối tượng ưu tiên gồm: người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo.
Có phải niêm yết giá vé xe buýt bên trong xe không?
Theo Điều 29 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Thông tư 02/2021/TT-BGTVT quy định đối với xe buýt như sau:
- Phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
- Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
- Có phù hiệu “XE BUÝT” theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
- Niêm yết thông tin:
+ Phía trên kính trước và sau xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm;
Hai bên thành xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này;”.
Phía trên kính trước và sau xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến;
Hai bên thành xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; giá vé và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Niêm yết bên trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; sơ đồ vị trí điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng dọc tuyến; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; số điện thoại di động đường dây nóng của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương; trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách;
+ Bên trong xe có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm ở vị trí hành khách dễ quan sát, các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; biển cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
Như vậy, bắt buộc phải niêm yết giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu bên trong xe buýt.