Không ít trường hợp người dân khi xây dựng nhà ở nhiều tầng sẽ phát sinh thêm nhiều chi tiết không đáng có trong quá trình xây dựng nhà ở. Vậy trường hợp làm sai lệch số tầng nhà ở so với giấy phép thì có bị phạt?
1. Khi nào xây dựng nhà ở phải xin giấy phép xây dựng?
- Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
Do đó, đối với nhà ở xây dựng trên 07 tầng dù ở khu đô thị hay khu vực nông thôn vẫn bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng nhà ở.
2. Trường hợp xây nhà ở từ 07 tầng trở lên mà không đúng giấy phép có bị phạt?
Trường hợp người dân xây dựng nhà ở từ 7 tầng trở lên mà không xin phép sẽ bị xử phạt theo khoản 6 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Trường hợp là tổ chức, doanh nghiệp mà vi phạm hành vi nêu trên sẽ có mức phạt gấp 2 lần so với cá nhân.
3. Yêu cầu điều chỉnh giấy phép xây dựng khi xây dựng vượt quy định
Căn cứ khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
- Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
- Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
- Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
4. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở theo thực tế
Dự thảo khoản 2 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 chủ căn nhà cần chuẩn bị một số hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng tải
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
- Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;
- Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
5. Nội dung trong giấy phép xây dựng nhà ở là gì?
Căn cứ Điều 90 Luật Xây dựng 2014 quy định rõ nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng như sau:
- Tên công trình thuộc dự án.
- Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
- Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.
- Loại, cấp công trình xây dựng.
- Cốt xây dựng công trình.
- Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
- Mật độ xây dựng (nếu có).
- Hệ số sử dụng đất (nếu có).
- Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
- Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.