Xây dựng nhà lấn chiếm khoảng không của nhà khác có bị xử phạt?

Chủ đề   RSS   
  • #590992 13/09/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2158)
    Số điểm: 75343
    Cảm ơn: 65
    Được cảm ơn 1601 lần


    Xây dựng nhà lấn chiếm khoảng không của nhà khác có bị xử phạt?

    Nhiều người dân thắc mắc rằng, trong quá trình xây dựng nhà, mặc dù phần móng nhà không lấn chiếm đất của nhà khác nhưng phần mái nhà phía trên bị lấn sang khỏi phần đất nhà mình thì liệu có trái quy định pháp luật hay không? Để bảo đảm quyền và lợi ích cho bản thân mình, người dân cần nắm và hiểu rõ về quy định pháp luật. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan về vấn đề này.

    Pháp luật quy định về nhà ở lấn chiếm không gian thế nào?

    Căn cứ theo quy định căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 về nghĩa vụ của người sử dụng đất, cụ thể:

    - Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, người sử dụng đất có nghĩa vụ phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không.

    Đồng thời, căn cứ tại Khoản 1 Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản, cụ thể:

    Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

    Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    nha-o-lan-chiem-khong-gian

    Theo đó, người sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới thửa đất và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

    Ngược lại, đối với hành vi lấn chiếm khoảng không và lòng đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.

    Xử phạt hành vi xây dựng lấn chiếm khoảng không của nhà khác

    Căn cứ tại Khoản 11 Điều 12 Luật Xây dựng 2014 quy định về những hành vi bị cấm, trong đó hành vi lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

    Như vậy, theo quy định này khi xây dựng nhà không được lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất khác. Do đó, nếu hàng xóm có hành vi lấn chiếm khoảng không gian của nhà khác thì đã vi phạm quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính như sau:

    Căn cứ Khoản 10, Khoản 13 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.

    Theo đó, tại Khoản 10 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau:

    - Phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

    - Phạt tiền từ 100-120 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

    - Phạt tiền từ 180-200 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

    Theo đó, hành vi xây dựng nhà lấn chiếm khoảng không của nhà khác có thể phạt tiền từ 80-100 triệu đồng.

     Ngoài ra, xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạt hành chính theo quy định trên mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

    - Phạt tiền từ 120-140 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

    - Phạt tiền từ 140-160 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

    - Phạt tiền từ 950 triệu-1 tỉ đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

    Theo đó, hành vi xây dựng nhà lấn chiếm khoảng không của nhà khác bị tái phạm có thể bị phạt tiền từ 120-140 triệu đồng.

     Ngoài xử phạt vi phạm hành chính, các vi phạm tại Khoản 13 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

    - Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng (nếu có) đối với hành vi tại điểm a Khoản 13 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

    - Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 06 tháng đến 09 tháng (nếu có) đối với hành vi tại điểm b Khoản 13 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

    - Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 09 tháng đến 12 tháng (nếu có) đối với hành vi tại điểm c Khoản 13 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

    - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi tại Khoản 13 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

    Áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm này là buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

     
    2760 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (21/04/2023) ThanhLongLS (14/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận