Hiện tại văn bản xử lý vi phạm xây dựng ở thời điểm năm 1995 Thư Viện Pháp Luật không cập nhật được. Tuy nhiên, tính đến nay thì nếu cơ quan có thẩm quyền chưa từng ra quyết định xử phạt nào vào khoảng thời gian năm 1995-1996 thì thời hiệu xử phạt hành vi này đã hết.
Theo nguyên tắc tại khoản 2 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thì nếu hết thời hiệu xử phạt thì không được ra quyết định xử phạt nữa mà chỉ được ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Áp vào trường hợp của anh, anh có thể tham khảo hướng giải quyết như sau:
Hành vi xây dựng trái phép như anh đề cập là vi phạm theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP (đã hết hiệu lực).
Mà theo khoản 3 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP (đang có hiệu lực) thì:
"3. Hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 3, khoản 5, khoản 6, điểm b khoản 7 Điều 13 và khoản 2 Điều 70 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, mà đã kết thúc trước ngày Nghị định này có hiệu lực, đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì xử lý theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP."
Theo đó, hành vi xây dựng trái phép này đã kết thúc trước ngày Nghị định 139/2017/NĐ-CP có hiệu lực (15/01/2018) nếu đáp ứng thêm được điều kiện tại khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, tức là không phải tháo dỡ cũng không xử phạt (vì hết thời hiệu) mà chỉ buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp như hướng dẫn trên, sau đó điều chỉnh giấy phép.