Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia có phải là hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng không?

Chủ đề   RSS   
  • #608678 15/02/2024

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia có phải là hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng không?

    Hiện nay, việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia được xem là chủ trương nhất quán của Việt Nam, là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng hàng đầu. Vậy việc xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia có phải là hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng không?

    Nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như thế nào?

    Theo Điều 4 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 có quy định về nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng như sau:

    - Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia của các nước.

    - Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.

    - Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, hệ thống chính trị, dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

    - Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; kết hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới.

    Theo đó, việc thực thi nhiệm vụ biên phòng được thực hiện theo 04 nguyên tắc nêu trên

    Chính sách của Nhà nước về biên phòng bao gồm những gì?

    Theo Điều 3 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 có quy định về chính sách của Nhà nước về biên phòng bao gồm:

    - Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân.

    - Giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    - Sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

    - Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân vững mạnh, rộng khắp, Nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

    - Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; ưu tiên nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa các công trình biên giới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới.

    - Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

    - Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với pháp luật quốc tế.

    Theo đó, Nhà nước luôn tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách về biên phòng nhằm bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

    Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia có phải là hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng không?

    Theo Điều 8 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 có quy định về các hành vi nghiêm cấm về biên phòng như sau:

    - Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

    - Sử dụng hoặc cho sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác; đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới.

    - Giả danh cơ quan, tổ chức, người thực thi nhiệm vụ biên phòng; chống lại, cản trở, trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thực thi nhiệm vụ biên phòng.

    - Mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc người thực thi nhiệm vụ biên phòng làm trái quy định của pháp luật.

    - Lợi dụng, lạm dụng việc thực thi nhiệm vụ biên phòng để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    - Phân biệt đối xử về giới, chia rẽ, kỳ thị dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

    - Sản xuất, sử dụng, mua bán, trao đổi, vận chuyển, phát tán thông tin, hình ảnh sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia.

    Theo đó, hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia được liệt kê trong các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng.

    Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy hoạt động bảo vệ biên phòng luôn được Nhà nước ưu tiên hàng đầu. Mỗi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.

     
     
    638 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận