Xác định nghề/công việc nặng nhọc,độc hại ,nguy hiểm

Chủ đề   RSS   
  • #171771 14/03/2012

    Xác định nghề/công việc nặng nhọc,độc hại ,nguy hiểm

    Kính gửi luật sư!


    Xin luật sư giải đáp cho chúng tôi một số vướng mắc:

    Hiện nay công ty chúng tôi đang thực hiện xác định nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm cho người lao động đang làm việc tại công ty;

    Tuy nhiên, sau khi đối chiếu với quy định của pháp luật, chúng tôi có một số vướng mắc như sau:

    Các chức danh sau đây có  làm các công việc được ghi trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và  đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Tuy nhiên trong sổ BHXH, các chức danh đó được ghi không chính xác so với các danh mục nghề, công việc được ghi trong các quyết định của Bộ lao động, thương binh và xã hội cụ thể là:

    1.     Công nhân nổ mìn:

    Tại điểm số  15, mục I (phần khai thác mỏ ) của danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm kèm theo  quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996 có ghi tên nghề hoặc công việc:  “Bắn mìn lộ thiên”

    Tại công ty YBB có một nhóm công nhân đang thực hiện công việc nổ mìn phá đá CaCO3 bằng phương pháp lộ thiên khoảng 2 buổi/tuần ngoài ra còn thực hiện công việc giám sát tại các công trường mỏ. Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là “Công nhân nổ mìn”

    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

    2.     Lái xe xúc

    Tại điểm số 13, mục I (phần khai thác mỏ)  trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc , độc hại, nguy hiểm kèm theo quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996 có ghi là: “Lái máy xúc dung tích gầu dưới 4 m3”;

    Tại Công ty YBB, có một nhóm công nhân đang thực hiện công việc vận hành các xe xúc lật có dung tích gầu 3m3 - 2m3 và vận hành  xe nâng hàng trọng tải  từ 2.5 – 3.5 tấn tại nhà máy chế biến đá CaCO3. Trong sổ BHXH,  chức danh của những ngừoi này được ghi là “ Công nhân lái xe xúc, xe nâng”;

    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

    3.     Công nhân bảo dưỡng

    Tại điểm 3 và 4, mục I  (phần Cơ khí – luyện kim) trong  Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo quyết định số 1629/LĐTBXH – QĐ – ngày 26 tháng 12 năm 1996,  có liệt kê các tên nghề, công việc: “Hàn điện, hàn hơi”, “Mài thô kim loại” và tại điểm 7, mục III (phần cơ khí) trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm kèm theo quyết định số  1453 ngày 13/10/1995 có nêu tên nghề hoặc công việc : “đánh rỉ sắt bằng máy cầm tay” và tại điểm 1, mục I (phần khai thác mỏ) trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo quyết định 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996 có ghi là: “Sửa chữa cơ điện trên các mỏ lộ thiên”

    Tại YBB, có một nhóm công nhân có thực các công việc bảo dưỡng, sửa chữa tại trạm nghiền đá và nhà máy chế biến đá, trong đó có sử dụng hàn điện, hàn hơi, máy mài khô kim loại, máy đánh gỉ sắt bằng tay…  Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là “Nhân viên bảo dưỡng”

    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện người làm “công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

    4.     Công nhân vận hành máy

    Tại điểm số 4 và điểm số 13, Mục I (Khai thác mỏ) của danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996,  có ghi là tên nghề hoặc công việc “ Vận hành băng tải, máy nghiền, sàng than, đá, chọc máng than, chọc máng quang lật điện, tời gầm sàng”“vận hành máy nghiền sàng đá”; và tại điểm 38, mục III (hóa chất) của danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm kèm theo quyết định số Quyết định số 1629/LĐTBXH ngày 26/12/1996 có nghi tên nghề hoặc công việc: “Vận hành thiết bị sàng tuyển nguyên liệu khô, ướt trong công nghệ sản xuất hóa chất”

    Tại YBB, có các nhóm  công nhân làm việc như sau:

     4.1.  Nhóm vận hành trạm nghiền đá sơ loại tại mỏ khai thác đá. Trong trạm nghiền này có các máy nghiền hàm, sàng tuyển và các băng tải. Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là:  “Công nhân vận hành máy”

    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

     4.2.  Nhóm vận hành  dây chuyền nghiền thô và nghiền tinh tại nhà máy chế biến.. Trong hệ thống dây chuyền này có các máy nghiền hàm, sàng tuyển , các băng tải, máy nghiền bi,…  Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là: “Công nhân vận hành máy”

    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc  nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

    5.     Nhân viên thí nghiệm

    Tại điểm số 21, mục II  (Thương mại) của danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm theo quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996, có ghi : “ hóa nghiệm kiểm tra chất lượng hóa chất”

    Tại YBB, có một nhóm công nhân đang làm  công việc  kiểm tra chất lượng và thành phần tạp chất trong sản phẩm CaCO3,  và có sử dụng các  hóa chất độc  như  HCL, DOP, cồn công nghiệp, dầu lanh… tại phòng thí nghiệm. Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là: “Nhân viên thí nghiệm”

    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc  nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

    6.     Thủ kho vật liệu nổ:

    Tại điểm số  19, mục I (phần khai thác mỏ ) của danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm kèm theo  quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996 có có ghi tên nghề hoặc công việc:  “Bảo quản, bốc xếp kho vật liệu nổ”

    Tại công ty YBB có một nhóm công nhân đang thực hiện công việc bảo quản và bốc xếp trong kho vật liệu nổ công nghiệp, cấp phát VLNCN khoảng 2 lần/tuần, kiểm kê tháng/lần. Trong sổ BHXH, chức danh của những người này được ghi là “Thủ kho mìn”

    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

    II. Các chức danh sau đây có  làm các công việc được ghi trong danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm. Tuy nhiên trong các quyết định của Bộ lao động, thương binh và xã hội về danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm không có các chức danh này.

    7.     Giám đốc điều hành mỏ

    Chức danh trong sổ BHXH ghi là giám đốc điều hành mỏ, công việc cụ thể tại công ty là. Chỉ đạo trực tiếp khai thác đá CaCO3 tại mỏ lộ thiên, chỉ huy nổ mìn lộ thiên

    Tuy nhiên trong tất cả các danh mục cũng như các quyết định về danh mục nghề đặc biệt nặng nhọc, nặng nhọc độc hại nguy hiểm và nặng nhọc độc hại nguy hiểm không nêu danh mục nghề/công việc này;

     

    8.      Kỹ sư mỏ

    Chức danh trong sổ BHXH ghi là Kỹ sư mỏ, công việc cụ thể tại công ty là Chỉ đạo trực tiếp khai thác đá CaCO3 tại mỏ lộ thiên, chỉ huy nổ mìn lộ thiên

    Tuy nhiên trong tất cả các danh mục cũng như các quyết định về danh mục nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc độc hại nguy hiểm không nêu danh mục nghề/công việc này;

     

    9. Bảo vệ kho vật liệu nổ:

    Chức danh trong sổ BHXH ghi là Bảo vệ, công việc cụ thể tại công ty YBB là bảo vệ kho vật liệu nổ công nghiệp của công ty.

    Tuy nhiên trong tất cả các danh mục cũng như các quyết định về danh mục nghề công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại nguy hiểm không nêu danh mục nghề/công việc này ;

    III.      Sản xuất bột CaCO3.

    Tại điểm 56, Mục III (hóa chất) của danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm  kèm theo Quyết định số 1629/LĐTBXH ngày 26/12/1996 có ghi tên nghề hoặc công việc “ Sản xuất bột CaCO3”.

    Công ty YBB chuyên sản xuất bột CaCO3 ở dạng hạt cỡ từ 3 - 400mm và bột siêu mịn từ 1 - 4µm. Một số nghề/công việc tại nhà máy thường xuyên tiếp xúc với bột CaCO3 như liệt kê dưới đây: (trừ các nghề / công việc đã nói trên);

    1.            Công nhân giám sát đá

    2.            Cán bộ chuyên trách an toàn.

    3.            Giám đốc nhà máy
    4.            Trưởng bộ phận bảo dưỡng vận hành trạm nghiền


    Vậy nhóm công nhân này có thuộc diện  người làm “công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,  nguy hiểm” theo quyết định nói trên hay không và trong sổ BHXH phải ghi chức danh như thế nào?

    Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Luật sư./.

     
    84647 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ybbimerys vì bài viết hữu ích
    Hongthu200981 (07/07/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #172215   15/03/2012

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    1.Theo quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996 có ghi tên nghề hoặc công việc:  “Bắn mìn lộ thiên” thì bạn ghi là Công nhân bắn mìn lộ thiên.
    2. Bạn ghi là Công nhân lái xe xúc xe nâng.....
    .............
    Bạn ghi và nêu rõ căn cứ theo Quyết định số 915/LĐTBXH – QĐ – ngày 30 tháng 07 năm 1996 cho từng chức danh được coi là lao động nặng nhọc độc hại

    Nguyên tắc là công nhân trực tiếp sản xuất trong môi trường năng nhọc độc hại


    Riêng Tại điểm 56, Mục III (hóa chất) của danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm  kèm theo Quyết định số 1629/LĐTBXH ngày 26/12/1996 có ghi tên nghề hoặc công việc “ Sản xuất bột CaCO3” QUY ĐỊNH CHO MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG THUỘC NHÓM  thì phải ghi theo nhóm.

    Nếu cần làm rõ hơn bạn gửi công văn cho Sở LĐTBXH hoặc cơ quan bảo hiểm XH để làm rõ thêm.

    Chào bạn,

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn HoNguyenTruong70 vì bài viết hữu ích
    ybbimerys (16/03/2012) Hongthu200981 (07/07/2015)
  • #193766   14/06/2012

    nissei_hn
    nissei_hn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính thưa luật sư
    mong luật sư trả lời giúp tôi một thắc mắc:

    Công ty chúng tôi có một nhóm công nhân làm công việc hàn điện-thuộc danh mục công việc nặng nhọc, nguy hiểm.Và hàng năm chúng tôi có nhờ cơ quan bên ngoài đánh giá về môi trường làm việc của họ.Kết quả tiếng ồn vượt mức cho phép.
    Vậy để áp dụng mức bồi dưỡng cho công nhân, chúng tôi có cần phải nhờ cơ quan bên ngoài đo lại môi trường một lần nữa không?

    Rất mong câu trả lời từ phía luật sư


     
    Báo quản trị |  
  • #195101   20/06/2012

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Ở đây bạn không nêu rõ cơ quan bên ngoài là cơ quan giám định nào? có chức năng chuyên môn này hay không?

    Nếu không có chức năng đó bạn cần phối hợp với Liên đoàn lao động tại địa phương để yêu cầu xác định môi trường làm việc của công ty bạn thuộc diện môi trường độc hại ảnh hưởng sức khỏe của người lao động  từ đó mới xem xét các chế độ đối với người lao động.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #207770   17/08/2012

    Kính thưa Luật sư, xin Luật sư giải đáp giúp .

    Đối với một số nghề có quy định là Nặng nhọc độc hại ví dụ như Bắn mìn lộ thiên ( Quyết định 915/LĐTBXH) nhưng tần suất làm việc không liên tục, chỉ chiếm 2 đến 3 ngày trong 1 tuần,, vậy có coi cả thời gan công táccủa người lao động là làm nghề nặng nhọc độc hại không, nếu không thì có cách tính bao nhiêu phần trăm thời gian làm nghề nặng nhọc độc hại trong quãng đồi làm việc của người lao động không?

    Xin cảm ơn Luật sư.

     
    Báo quản trị |  
  • #208311   20/08/2012

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Tôi nghỉ cho dù có làm ít hay nhiều, thường xuyên hay không thường xuyên công ty cũng phải đưa bạn vào diện lao động nặng nhọc nguy hiểm, nếu không nếu xảy ra sự cố thì ai sẽ chịu trách nhiệm về chế độ nếu có.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #209665   27/08/2012

    Xin hỏi thêm Luật sư về nghề nặng nhọc độc hại.

    Trong công ty tôi ( sản xuất xi măng), một phần lớn bộ phận người lao động có tham gia làm nghề nặng nhọc đọc hại nhưng có nguyện vọng làm tiếp ( do có thu nhập khá), cho nên công ty gặp phải khó khăn khi giải quyết chế độ. Có 2 điểm vướng mắc chính:

    Một là: Khi người lao động đủ từ 55 đến 60 tuổi với nam và 45 đến 50 vối nữ, có 20 năm đóng BHXH trong đó có 15 năm làm nghề nặng nhọc độc hại có bắt buộc phải nghỉ hưu không? nếu người lao động có nguyện vọng làm tiếp thì giải quyết thế nào?

    Hai là: Nếu người lao động không làm nghề nặng nhọc độc hại liên tục vi dụ như nghề bằn mìn lộ thiên đã đề cập ở trên, ngoài thời gian làm nghề nặng nhọc độ hại, họ làm nghề bình thường khác,chiếm khoảng 50% thời gian, như vậy có tính cả thời giam công tác là làm nghề nặng nhọc độc hại không? vì nếu tính cả, người lao động sẽ đủ hoắc vượt 15 năm như vậy sẽ phải nghỉ hưu- điều mà người lao động không muốn.

    Cảm ơn Luật sư.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn conglyhtcement vì bài viết hữu ích
    Hongthu200981 (08/07/2015)
  • #209944   28/08/2012

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Bảo hiểm XH chỉ xét tuổi nghỉ hưu đủ các điều kiện về độ tuổi và thời gian đóng BHXH 20 năm như bạn nêu. Nếu muốn làm tiếp thì phải do người sử dụng lao động có nhu cầu lao động hay không và sức khỏe bạn có đảm bảo làm tiếp hay không khi đó sẽ ký mới HĐLĐ cho thời hạn và điều kiện lao động mới.

     

    Còn bạn thắc mắc trường hợp không làm trong môi trường làm việc nặng nhoc độc hại thì tất nhiên là trường hợp bình thường thì áp dụng độ tuổi về hưu là nam 60, nữ 55 tuổi nếu đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng lương hưu hàng tháng còn nếu không sẽ hưởng trợ cấp hưu trí một lần.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #216021   25/09/2012

    ginnydinh149
    ginnydinh149

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính thưa luật sư,

    Bên công ty tôi làm vể kiểm định hàng tiêu dùng gồm gỗ, vải may mặc và hóa chất, nếu bên tôi muốn cơ quan bên ngoài giám định mức độ độc hại của 1 số vị trí trong công ty để giải quyết chế độ trợ cấp cho họ thì nên nhờ cơ quan nào?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #284840   06/09/2013

    Xin hỏi Luật sư:

    Ở Công ty tôi là Công ty TNHH một thành viên, ngành nghề kinh doanh là sản xuất thuốc lá điếu các loại. Công ty tôi đang gặp vướng mắc là chức danh nghề, công việc của người lao động ghi trong sổ BHXH không đúng theo Danh mục của Bộ LĐTBXH quy định, tuy nhiên người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và từ trước đến nay Công ty đếu thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại tại chỗ cho công nhân. Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, Công ty có làm văn bản gởi lên BHXH tỉnh xin điều chỉnh tên nghề, công việc cho phù hợp thì BHXH tỉnh từ chối. Hiện tại, Công ty làm Tờ trình trình Sở LĐTBXH tỉnh nhờ xác định hoặc công nhận tên nghề, công việc NNDHNH cho đúng, như vậy có được không luật sư? Xin Luật sư giải thích thêm để Công ty làm đúng, tránh sự kiện cáo của người lao động. Xin cảm ơn rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #285184   09/09/2013

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Đúng bạn cần làm tờ trình để nhờ xác định tính chất ngành nghề hưởng chế độ phụ cấp nghề nặng nhọc độc hại. Tuy nhiên hiện tại công ty áp dụng như thế nào mà chưa hoàn chỉnh cần bổ sung thì bạn chưa nêu cụ thể, theo tôi để làm tốt công tác này bạn cần cập nhật hóa các văn bản pháp quy liên quan qua Thuvienphapluat.vn nhờ Ban thư ký tìm giúp các văn bản áp dụng cho đúng nhe bạn!

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HoNguyenTruong70 vì bài viết hữu ích
    vinataba (12/09/2013)
  • #336453   01/08/2014

    Hiện tôi đang là nhân viên vận hành máy trong 1 công ty sản xuất bao bì nhựa, công việc thường xuyên tiếp xúc với Dung môi như axetat, tulen, mực in,hơi nhựa PP, PE nóng chảy, mang vác vật nặng từ 22kg - 30kg, tiếng ồn trên 80Db. Như vậy tôi có được coi là người làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại không. Xin Luật sư nói rõ về các quy định cho công việc nặng nói riêng, độc hại nói riêng.

     

    Vì tính chất công việc, chúng tôi thường xuyên phải dồn  ca, thời gian được nghỉ giữa 2 ca chỉ là 8h. vậy điều đó có vi phạm luật theo điều 71 không?

    xin cám ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #336876   04/08/2014

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Bạn coi quy chế lương và chế độ áp dụng đối với bạn, có một số trường phải xét có đủ tiêu chuẩn để hưởng trợ cấp độc hại bằng phụ cấp độc hại hoặc bằng hiện vật , tuy nhiên thời gian nghỉ ngơi bù sức là bắt buộc , bạn nêu nghỉ giữa ca tuần hay hàng tháng, nếu tuần phải đảm bảo 48 giờ làm việc phải có một ngày nghỉ.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #361928   10/12/2014

    thanhitpvcmt
    thanhitpvcmt

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:13/03/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin hỏi Luật sư:

    Ở Công ty tôi có 1 trương hợp là: Chức danh trong sổ BHXH ghi là Công nhân nghiền sàng mà trong hợp đồng lao động là ghi Công nhân khoan nổ mìn. Vậy, xin cho tôi hỏi trường hợp như vậy tôi xin điều chỉnh sang chức danh công việc là" Công nhân khoan nổ mìn" như thế thì thuộc diện hưởng được bảo hiểm độc hại không luật sư?. Xin cảm ơn rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #363643   19/12/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Theo Thông tư 20/2014/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề

    thì khoan nổ mìn là ngành nghề nặng nhọc độc hại và được hưởng phụ cấp theo quy định của Bộ luật lao động 2012

    39

    40511005

    Khoan nổ mìn

    50511005

    Khoan nổ mìn

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    Hongthu200981 (08/07/2015)
  • #388762   22/06/2015

    Luật sư cho hỏi:

    Công ty tôi là công ty có 100% vốn nước ngoài, hiện tại hoạt động trong ngành sản xuất sơn mạ. Tuy nhiên quy trình mạ là do máy móc thiết bị tự động mạ, còn công nhân chỉ làm bước hàn mối và đóng gói sản phẩm. Vậy cho hỏi công ty tôi có phải là ngành nghề độc hại không. và cách tính trợ cấp độc hại cho công nhân như thế nào. Xin cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #390244   01/07/2015

    harylupl
    harylupl
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2015
    Tổng số bài viết (410)
    Số điểm: 2497
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 82 lần


    Bạn tham khảo Danh mục ngành nghề nặng nhọc độc hại tại đây nhé http://danluat.thuvienphapluat.vn/danh-muc-nganh-nghe-nang-nhoc-doc-hai-nguy-hiem-nganh-khai-khoang-131789.aspx?PageIndex=2

    Việc xác định sẽ dựa trên công việc, họat động thực tế hàng ngày của người lao động

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn harylupl vì bài viết hữu ích
    Hongthu200981 (08/07/2015) minhtien80 (05/10/2020)
  • #390898   07/07/2015

    Hongthu200981
    Hongthu200981

    Mầm

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2014
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 730
    Cảm ơn: 66
    Được cảm ơn 1 lần


    Kính thưa luật sư!

    Công ty em sản xuất xi măng nên có nhiều vị trí làm việc thuộc danh mục nghề NNĐHNH nhưng chưa có công nhân đến tuổi nghỉ hưu nên em chưa gặp vướng mắc với cơ quan BHXH về vấn đề này.

    Em cũng đã từng hỏi bên BHXH về công nhận chức danh nghề NNĐHNH thì họ trả lời là phải có văn bản của cấp trên chấp thuận. Em hỏi một công ty khác thì họ bảo cty họ phải mời Bộ Công Thương về kiểm định và có quyết định công nhận chức danh nghề NNĐHNH.

    Công ty em vẫn áp dụng bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho những công nhân trên theo đúng danh mục nghề NNĐHNH theo quyết định công bố chức danh nghề NNĐHNH mà giám đốc cty đã ký..

    Em muốn giải quyết chế độ nghỉ ốm (40 ngày/năm) cho những công nhân làm công việc NNĐHNH của cty thì phải làm như thế nào ạ?

    Em xin chân thành cám ơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #392387   16/07/2015

    thuytaxauxi
    thuytaxauxi

    Female
    Mầm

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2012
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 505
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 19 lần


    Hongthu200981 viết:

    Em muốn giải quyết chế độ nghỉ ốm (40 ngày/năm) cho những công nhân làm công việc NNĐHNH của cty thì phải làm như thế nào ạ?

    Em xin chân thành cám ơn.

    Thời gian hưởng chế độ ốm đau 40 ngày/năm (nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm, trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên) là thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm được BHXH chi trả.
     
    Tức người lao động nghỉ ốm hưởng chế độ ốm đau nhiều lần trong năm, thời gian cộng dồn các lần trong năm không quá 40 ngày sẽ được BHXH chi trả. Chứ không phải được nghỉ 1lần 40 ngày.
     
    Thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau chị tham khảo Điều 112 Luật BHXH 2006.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytaxauxi vì bài viết hữu ích
    Hongthu200981 (17/07/2015)
  • #391085   08/07/2015

    Xin chào luật sư.

    Công nhân công ty tôi làm việc tại máy nghiền thanh nhựa ( khung ảnh bị lỗi) để tái chế ra nguyên liệu nhựa ban đầu. Tại bộ phận này có độ ồn vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Vậy cho tôi hỏi công nhân bộ phận này có thuộc làm việc ngành nghề nặng nhọc độc hại không để hưởng mức lương nặng nhọc độc hại và bồi dưỡng bằng hiện vật.

    Tôi xin chân thành cảm ơn.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lannhiaht vì bài viết hữu ích
    Hongthu200981 (17/07/2015)
  • #393666   24/07/2015

    Tôi làm việc theo chế độ 3 ca 4 kíp. Vì làm việc theo ca kíp nên chúng tôi phải làm việc vào những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ tết và mỗi tuần tôi được bố trí nghỉ 2 ngày theo luật lao động.

    Xin hỏi luật sư: Nếu những ngày làm việc của tôi trùng vào ngày lễ, tết (đây không phải là làm thêm giờ mà là làm việc đủ công chế độ) thì lương những ngày làm việc những ngày lễ tết này tôi được hưởng như thế nào. (Xin nhắc lại không phải thêm giờ)

    Tôi xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Nguyễn Trường Hồ