Xác định ngày chết của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #617003 01/10/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26758
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 553 lần


    Xác định ngày chết của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết như thế nào?

    Ngày 10/9/2024, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn 163/TANDTC-PC về giải đáp một số vướng mắc trong xét xử, trong đó có liên quan đến hình sự, tố tụng hình sự.

    (1) Xác định ngày chết của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết như thế nào?

    Cụ thể, tại mục 5 Công văn 163/TANDTC-PC, có câu hỏi liên quan đến việc xác định ngày chết của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết như sau:

    Khi giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, Tòa án xác định ngày chết của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống (điểm d khoản 1 Điều 71 Bộ Luật Dân sự 2015) như thế nào?

    Theo đó, hiện nay, có 03 quan điểm đối với trường hợp này như sau:

    - Quan điểm thứ nhất: Ngày chết là ngày quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật

    - Quan điểm thứ hai: Ngày chết là ngày đầu tiên kế tiếp của ngày kết thúc thời hạn biệt tích 05 năm liền.

    - Quan điểm thứ ba: Ngày chết là ngày có tin tức cuối cùng của người đó.

    Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 71 Bộ Luật Dân sự 2015 thì người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ Luật Dân sự 2015.

    Mặt khác, tại khoản 2 Điều 71 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

    “Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết”.

    Theo đó, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết quy định tại điểm d khoản 1 Điều 71 Bộ Luật Dân sự 2015 thì Tòa án xác định ngày chết theo quan điểm thứ hai

    Như vậy, ngày chết của người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết được xác định là ngày đầu tiên kế tiếp của ngày kết thúc thời hạn 05 năm liền kể từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó.

    Trường hợp không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng. 

    Trường hợp không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Việc xác định thời điểm kết thúc thời hạn được thực hiện theo quy định tại Điều 148 Bộ Luật Dân sự 2015.

    (2) Người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết có tư cách tố tụng là gì?

    Cụ thể, tại mục 4 Công văn 163/TANDTC-PC có đặt câu hỏi như sau:

    Trong việc dân sự tuyên bố một người là đã chết hoặc mất tích, Tòa án có đưa người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết hoặc mất tích vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không?

    Theo đó, Tòa án giải đáp cho vướng mắc nêu trên như sau:

    Tòa án xác định tư cách tham gia tố tụng của người bị tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố là đã chết là người bị yêu cầu theo quy định tại Chương XXVI Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích và Chương XXVII Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết.

    (3) Không cung cấp được giấy chứng tử có thuộc trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện không?

    Bên cạnh đó, TAND tối cao cũng giải đáp đối với trường hợp trong giai đoạn nhận và xử lý đơn khởi kiện, người khởi kiện cung cấp thông tin người bị kiện đã chết trước khi người khởi kiện làm đơn khởi kiện nhưng không cung cấp được giấy chứng tử và người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bị kiện theo yêu cầu của Tòa án thì có thuộc trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện không?

    Trường hợp đã thụ lý vụ án, sau đó xác minh là bị đơn chết trước thời điểm khởi kiện và nguyên đơn không cung cấp được người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng thì giải quyết như thế nào? 

    Theo đó, Tòa án giải đáp về vướng mắc nêu trên như sau:

    Trong giai đoạn nhận và xử lý đơn khởi kiện, người khởi kiện cung cấp thông tin người bị kiện đã chết trước khi người khởi kiện làm đơn khởi kiện nhưng không cung cấp được giấy chứng tử và người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bị kiện theo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện của Tòa án thì Tòa án căn cứ điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 để trả lại đơn khởi kiện. 

    Trường hợp đã thụ lý vụ án, sau đó xác minh là bị đơn chết trước thời điểm khởi kiện và nguyên đơn không cung cấp được người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án hướng dẫn nguyên đơn làm đơn rút yêu cầu khởi kiện. 

    Trường hợp Tòa án đã hướng dẫn nhưng nguyên đơn không làm đơn rút yêu cầu khởi kiện thì Tòa án căn cứ điểm a khoản 1 Điều 217 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

    Xem chi tiết tại Công văn 163/TANDTC-PC ngày 10/9/2024.

     
    78 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận