Tại sao tôi lại nói liên hoàn? Lý do là vì vụ tai nạn khiến cho nhiều phương tiện lần lượt va vào nhau liên hoàn, rất may là không gây thiệt hại về người, nhưng hàng loạt phương tiện tham gia giao thông bị hư hỏng nặng, nguyên nhân xác định ban đầu là do việc đốt đồng của người dân xung quanh, tuy nhiên chỉ phỏng đoán, khi những tranh cãi có liên quan đến trách nhiệm của các tài xế gây ra tai nạn.
Phân tích tổng thể các yếu tố. Thứ nhất, xét về điều kiện khách quan có thể thấy, khói do người dân đốt đồng bốc lên nghi ngút, vì lượng cháy lan trên diện rộng nên khó tránh khỏi việc cản trở các phương tiện đang lưu thông trên đường. Tuy nhiên, thì việc đốt đồng ở địa phương đã diễn ra từ nhiều năm nay và không thể cấm, có hay không thì thiết nghĩ cũng có Ban quản lý kiểm soát việc này. Sự cố lần này trên quan điểm của tôi lỗi không thuộc về người dân
Thứ hai, xét về mặt chủ quan. Thời điểm trước tai nạn thời tiết không xấu, tài xế hoàn toàn đủ khả năng quan sát đoạn đường phía trước có chướng ngại là “khói”. Hơn nữa, nếu đi với tốc độ càng nhanh, tài xế sẽ khuất tầm nhìn hai bên mà chỉ tập trung hướng về phía trước, hơn nữa tầm nhìn sẽ rất hẹp.
Trên đoạn đường cao tốc, hầu hết các phương tiện lưu thông rất nhanh việc tuân thủ quy định về giữ đúng khoảng cách với xe đi trước là điều quan trọng trong việc hạn chế thấp nhất tai nạn có thể xảy ra.
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT thì khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h)
|
Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
|
> 60
|
35
|
80
|
55
|
100
|
70
|
120
|
100
|
Tuy nhiên, về mặt thực tế, để giữ khoảng cách với xe đi trước đúng với quy định là điều không dễ, đặc biệt trên làn đường cao tốc, các phương tiện điều khiển với nhiều tốc độ khác nhau, rất khó để định được khoảng cách. Khi xảy ra va chạm, cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm chứng bằng các nghiệp vụ để xác định có hay không việc vi phạm, cũng hơi thiệt thòi khi tất cả cũng chỉ mang tính tương đối và phải chấp nhận khi có kết luận điều tra. Trong tình huống phanh xe gấp, với khoảng cách này đủ để các phương tiện giữ được sự an toàn trong trường hợp khẩn cấp như chuyển làn đột ngột, hoặc xe đi trước phanh gấp.
Suy cho cùng thì cũng không hoàn toàn đổ lỗi cho các tài xế, tình trạng khách quan cũng góp phần cho những rủi ro. Vì vậy, các bác tài phải tự bảo vệ cho mình, giữ vững tay lái và tuân thủ các quy định về điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông để tránh gây thiệt hại về mình nhé.