Xác định là viên chức hay người lao động?

Chủ đề   RSS   
  • #562154 05/11/2020

    Dokhavu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xác định là viên chức hay người lao động?

    Em kính chào anh, chị

    Em và một số người đã được tuyển dụng (ký hợp đồng tuyển dụng không xác định thời hạn) vào năm 2012 làm giảng viên ở Trường cao đẳng từ đó đến nay nhưng tất cả chưa được vào biên chế do Tỉnh chưa có chủ trương. Em xin hỏi là trường hợp này em là viên chức hay người lao động? 

    Và trường hợp nữa, là em đang được quy hoạch chức danh cán bộ Đoàn cấp tỉnh, nếu vậy em có được luân chuyển không?

    Em xin chân thành cảm ơn!

     
    4121 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dokhavu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #562207   05/11/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Vấn đề bạn hỏi Biên chế là thuật ngữ được sử dụng trong các cơ quan nhà nước. Biên chế chỉ số người tham gia làm việc trong các cơ quan nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao phó và chức năng nghiệp vụ. Bên chế sẽ được hưởng lương từ trong nguồn ngân sách của nhà nước và do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước mà hiện nay đó là Bộ nội vụ, các bộ, cơ quan ngang bộ, thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương giao và phê duyệt để làm căn cứ cung cấp kinh phí cho các hoạt động thường xuyên. Do đó, sẽ có hai vấn đề dưới đây để bạn phân biệt thế nào là Viên chức và người lao động:

    Viên chức là người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc (HĐLV), hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đó. Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

    Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết HĐLV với người trúng tuyển vào viên chức. Có 2 loại HĐLV là:

    - HĐLV xác định thời hạn, là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. HĐLV xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức (trừ trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức).

    - HĐLV không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. HĐLV không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong HĐLV xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức.

    Còn người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập là người thực hiện một số loại công việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ như: Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp; Lái xe; Bảo vệ; Vệ sinh; Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp; nấu ăn tập thể, tạp vụ, mộc nề, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trong cơ quan, tổ chức, đơn vị,...

    HĐLĐ gồm các loại sau đây:

    - HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

    - HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

    - HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    Khi HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; nếu không ký kết HĐLĐ mới thì HĐLĐ xác định thời hạn đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

    Còn việc Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời gian nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ (theo khoản 11 Điều 7 Luật Cán bộ công chức năm 2008). Để hướng dẫn chi tiết quy định luân chuyển công chức, khoản 3 Điều 1 Nghị định số 93 năm 2010 nêu rõ: Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch

    Đồng thời, theo quy định tại Điều 36 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, luân chuyển công chức được thực hiện trong 02 trường hợp:

    - Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    - Luân chuyển giữa Trung ương và địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý.

    Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, có thể khẳng định bạn phải là công chức mới được luân chuyển và chỉ thực hiện với công chức lãnh đạo, quản lý, mới được thực hiện.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/11/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;