Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 404. Giải thích hợp đồng
1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.
2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia."
Như vậy, vấn đề ở đây cần xác định là khi thực hiện giao dịch, nội dung " 02 sổ đỏ với diện tích 14000 mét vuông, và diện tích thực tế là 18000 mét vuông" các bên cùng hiểu nội dung này như thế nào?
- Nếu tại thời điểm đó 2 bên cùng hiểu là: 4000 mét vuông có sổ đỏ thì vẫn có 4000 mét vuông chưa có sổ đỏ thì việc bên B lý luận về việc sai khác việc đo thủ công và đo bằng máy là không có căn cứ; Hay nói cách khác là B hứa chuyển nhượng 1.800 m2 nhưng không thực hiện được => vi phạm hợp đồng đặt cọc.
- Còn nếu tại thời điểm lập hợp đồng là sự nhầm lẫn (nghĩa là không có sự cố tình lừa dối mà chỉ là bên A hiểu nhầm rằng mình sẽ được nhận chuyển nhượng 1.800 m2, còn B hiểu rằng bản chất diện tích chuyển nhượng chỉ là 1.400 m2 theo sổ) thì có thể vận dụng Điều 216 Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu xem tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015.