Website thương mại điện tử có thể "chết" vì tin đồn

Chủ đề   RSS   
  • #262294 18/05/2013

    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Website thương mại điện tử có thể "chết" vì tin đồn

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Theo điều 67 của nghị định này, Bộ Công Thương sẽ công bố các website vi phạm quy định của pháp luật và các website bị phản ánh có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

    Quy định tại điều 67 là một cách để bảo vệ người tiêu dùng tránh khỏi rủi ro từ các website lừa đảo. Đây không phải là cách làm mới mà thực chất là sự sao chép mô hình scam advisor (Khuyến cáo lừa đảo) đã được áp dụng ở các nước khác.

    Tuy nhiên, quy định tại điều 67 tiềm tàng không ít rủi ro.

    Căn cứ theo điểm b khoản 1 điều này, Bộ Công Thương sẽ công bố các website TMĐT bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật

    Như vậy chỉ cần “bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật”, các công ty có thể sẽ bị cho vào danh sách đen.

    Việc nằm trong danh sách đen của một cơ quan nhà nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thậm chí việc nằm trên blacklist của Bộ Công Thương sẽ là tiền đề để khai tử cho các website.

    Hơn nữa, ngoài phản ánh của khách hàng thì các đối thủ có thể lợi dụng chuyện “phản ánh” để chơi xấu lẫn nhau, hạ uy tín đối thủ,dẫn đến cạnh tranh không công bằng. Do vậy, nếu công bố thông tin dựa vào phản ánh mà chưa có xác minh vi phạm thì nhiều website TMĐT có thể "chết" vì tin đồn.

    Câu hỏi đặt ra là, liệu có thể đưa các website vào blacklist lên cổng thông tin điện tử của một cơ quan nhà nước khi chưa có xác minh về vi phạm?

    Điều 67. Danh sách các website thương mại điện tử khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng

    1. Bộ Công Thương công bố công khai trên cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử các danh sách sau:

    a) Danh sách các website thương mại điện tử có vi phạm quy định của pháp luật;

    b) Danh sách các website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

    2. Bộ Công Thương quy định chi tiết về cơ chế tiếp nhận, công bố thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về các website thương mại điện tử quy định tại Khoản 1 Điều này.

    Xuất phát điểm của Scam Advisor là các tổ chức độc lập không thuộc chính phủ. Các trang Scam Advisor công bố danh sách website khả nghi theo điều tra và report từ người dùng. Có trang còn đưa ra được xuất sứ của website, nơi đăng ký tên miền, tỷ lệ an toàn (safe, unsafe, low trust rating…) để khuyến cáo người dùng.

     

    the uncertainty

     
    6606 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn themiracle vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (20/05/2013) SAdmin (18/05/2013) nguyenkhanhchinh (18/05/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #262718   20/05/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4356 lần


    Nếu vậy rõ ràng sẽ tạo ra nhiều bất cập.

     
    Báo quản trị |  
  • #262735   20/05/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


     “bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật”

    Tự nhiên mới nghe phản ánh rồi chả biết đúng hay sai lại cho người ta vô, chẳng phải cứ mặc định là website đó vi phạm rồi? Vậy cơ quan nhà nước mới là người hành xử sai pháp luật.

    Việc này nếu phát hiện ra có dấu hiệu vi phạm thì cơ quan nhà nước tiến hành điều tra, nếu thật sự thì xử phạt, còn không thì phải xử lý đối tượng nào đưa tin sai sự thật chứ.

     
    Báo quản trị |