Vượt đèn vàng, liệu có bị phạt không?

Chủ đề   RSS   
  • #370880 09/02/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Vượt đèn vàng, liệu có bị phạt không?

    Ngày xưa, khi còn đi học, chúng ta luôn phải học thuộc lòng các biển báo hiệu đèn giao thông “Đèn đỏ –  phải dừng lại, đèn vàng – chạy chậm, đèn xanh – được phép đi” và bài học đó luôn mặc định trong trí chúng ta rằng: “Nếu vượt đèn đỏ tất nhiên bị phạt, đèn xanh thì được phép đi”. Vậy còn đèn vàng thì sao?

    Theo Khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2008:

    - Tín hiệu xanh là được đi.

    - Tín hiệu đỏ là cấm đi.

    - Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

    Như vậy, chỉ khi tín hiệu vàng nhấp nháy mới phải chạy chậm.

    Đồng thời, tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP có quy định:

    Đối với xe ôtô: phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

    Đối với xe môtô: phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

     
    11964 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #370892   09/02/2015

    Kara_men
    Kara_men

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/08/2012
    Tổng số bài viết (85)
    Số điểm: 920
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 20 lần


    Vấn đề này nhạy cảm. Ví dụ đang đi với tốc độ 30km/h mà đến sát vạch rồi đèn chuyển vàng => vẫn bị tóm thì vô lý quá.

    Nếu phân tích kỹ, "tín hiệu vàng" có tác dụng trong một khoảng thời gian. Như vậy bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian đó đều có thể áp dụng "trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng". Bởi tại thời điểm "đèn vàng" đó chúng ta đều "đã đi quá vạch dừng". Còn thời điểm đến sát vạch và không kịp dừng thì lại rơi vào tình huống bất ngờ trong Luật xử lý VPHC, không thể xử phạt.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #370911   09/02/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Chào bạn, trường hợp bạn nói : “Ví dụ đang đi với tốc độ 30km/h mà đến sát vạch rồi đèn chuyển vàng” cũng thuộc trường hợp mình đã đề cập ở trên “trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”.

    Ranh giới để xác định vượt đèn vàng này hơi khó nên ít khi các bạn gặp trường hợp này. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra trường hợp phạt vi phạm vì vượt đèn vàng vì Luật có quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #370918   09/02/2015

    ls.luongducphuong
    ls.luongducphuong

    Male
    Chồi

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2014
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 1276
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 55 lần


    Phải phân biệt rõ, nếu đang đèn xanh mà bạn đi qua vạch dừng, sau đó đèn vàng sáng thì vẫn được đi tiếp. Nếu đang đèn vàng mà bạn chưa đi qua vạch dừng thì phải dừng lại.

    Tất nhiên, trên thực tế những vi phạm cũng khá nhạy cảm nên ít xử lý.

    Tư vấn luật miễn phí - Công chứng hợp đồng giao dịch

    Email: luatsuluongducphuong@gmail.com

    Website: http://www.lamchuphapluat.vn

    SĐT: 0911.111.099 - 01.668.668.629

     
    Báo quản trị |  
  • #384350   21/05/2015

    Kara_men
    Kara_men

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/08/2012
    Tổng số bài viết (85)
    Số điểm: 920
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 20 lần


    Vấn đề này có lẽ cần điều chỉnh lại quy định. Như trong bản Công ước Viên 1968 ghi rõ hơn

     
    Báo quản trị |  
  • #471734   22/10/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Về nguyên tắc đèn vàng phải giảm tốc độ, nhưng thói quen của người dân không chỉ vượt đèn đỏ mà đèn vàng cũng tăng tốc nên gây xung đột và dễ dẫn tới tai nạn.

    Mình phải tự ý thức được rằng những nơi mà các tuyến đường giao nhau là nơi nguy hiểm, phải chú ý các biển báo, tín hiệu đèn, tùy từng trường hợp xem có nên vượt hay không vượt.

     
    Báo quản trị |  
  • #471745   22/10/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Điểm c Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”.

    Tại Điều 10 Quy chuẩn số 41:2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành, tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”; nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Người vi phạm cố tình điều khiển phương tiện chạy qua vạch sơn “Vạch dừng xe” thì sẽ bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

    Trong trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe” khi tín hiệu vàng bật sáng, nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau; khi đó người điều khiển phương tiện sẽ không bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

    Như vậy, về nguyên tắc theo luật, khi nhìn thấy đèn vàng thì người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ, dừng trước vạch.

    Hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị xử phạt theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể như sau:

    - Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm bị phạt tiền từ 300-400 nghìn đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng (Điểm c Khoản 4 Điều 6 và Điểm b Khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)

    - Người điều khiển xe ô tô vi phạm bị phạt tiền từ 1,2 - 2 triệu đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng (Điểm a Khoản 5 Điều 5 và Điểm b Khoản 12 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP)

    - Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm bị phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1-3 tháng (Điểm g Khoản 4 Điều 7 và Điểm a Khoản 9 Điều 7 Nghị định số 46/2016)

    - Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ vi phạm bị phạt tiền từ 60 - 80 nghìn đồng (Điểm h Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 46/2016)

    - Người đi bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm bị phạt tiền từ 50- 60 nghìn đồng (Điểm b Khoản 1 Điều 9 và Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 46/2016)

     
    Báo quản trị |  
  • #472459   27/10/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Điểm c, Khoản 3, Điều 10, Luật GTĐB quy định: Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Điểm này được cụ thể hóa trong QCVN 41/2012 của Bộ Giao thông vận tải: 9.3.2 Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;9.3.3 Tín hiệu vàng nhấp nháy: Là được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát. Như vậy, suy luận “xe nào chưa đến vạch dừng trước khi đèn vàng bật sáng thì phải dừng lại; xe nào đã qua vạch dừng trước khi đèn vàng bật sáng mới được đi” hoàn toàn bị quy định mới này loại bỏ. Thậm chí nếu dừng đột ngột trước vạch gây nguy hiểm hoàn toàn có thể bị phạt lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông” (vì quy định chỉ rõ “nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm thì PHẢI nhanh chóng đi tiếp”)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danghaa_ vì bài viết hữu ích
    madking (27/10/2017)
  • #496390   08/07/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Nếu có công an đứng tại chốt giao thông ngã tư đó thì có thể nhiều trường hợp sẽ bị bắt khi vượt đèn vàng. Tuy nhiên cũng chẳng thế nào kiểm soát hết được, việc này phụ thuộc nhiều vào ý thức của người tham gia giao thông và việc vượt đèn vàng trong tốc độ không giảm là khá nguy hiểm trong trường hợp này.

     
    Báo quản trị |  
  • #501229   31/08/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Ranh giới để xác định hành vi vượt đèn vàng là không hề dễ dàng, bởi lẽ theo quy định luật giao thông đường bộ thì khi thấy đèn vàng phải giảm tốc độ tuy nhiên nếu đi vượt quá vạch thì phải đi tiếp. Do đó, để xác định một người có vi phạm hay không nếu dựa vào máy móc còn khó chứ chưa kể là nhìn bằng mắt thường.

     
    Báo quản trị |  
  • #531350   25/10/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Hiện nay đã có quy định xử phạt, tuy nhiên việc xử phạt vượt đèn vàng là khó có khả thi đặc biệt là ở các thành phố lớn. khi lưu thông thấy đèn vàng thì tôi luôn nhìn gương chiếu hậu để xem xe phía sau chạy thế nào, nếu họ giẩm tốc độ thì tôi mới dừng, còn họ vẫn chạy bình thường thì phải lo mà vượt, vì sợ bị đâm phải. Đặc biệt tình trạng các ô tô, xe tải vượt đèn vàng rất phổ biến nên cực kỳ nguy hiểm khi dừng đèn vàng. Thiết nghĩ mọi người nên nâng cao nhận thức trong việc tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.

     
    Báo quản trị |  
  • #531975   30/10/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Dĩ nhiên là có rồi. Tuy nhiên, hành vi này trên thực tế khó có thể xử lý. Tôi nghĩ ràng hành vi này có thể bị suy xét trong trường hợp chỉ vì vượt đè vàng mà gây tau nạn giao thông á. Khi này cơ quan điều tra sẽ tìm hiểu nguyên nhân bằng camera an ninh và xử phạt cho hành vi này.

     
    Báo quản trị |  
  • #532119   31/10/2019

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Thông thường, người tham gia giao thông chỉ quan tâm đến 2 màu đèn tín hiệu là đèn đỏ (dừng xe) và đèn xanh (được đi) mà ít ai biết rằng mức xử phạt khi vượt đèn vàng cũng “ngang ngửa” mức phạt vượt đèn đỏ.. Thực tế, đèn vàng tuy có tính cảnh báo thấp hơn đèn đỏ nhưng rất cần thiết để người tham gia giao thông chuẩn bị sẵn sàng dừng lại, tránh trường hợp phanh gấp gây va chạm.

     
    Báo quản trị |  
  • #571048   30/04/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (807)
    Số điểm: 5428
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Vượt đèn vàng, liệu có bị phạt không?

    Theo quy định về ý nghĩa của đèn vàng thì người điều khiển phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng, tức không được phép chạy nữa. Tuy nhiên thực tế, đèn vàng người điều khiển xe vẫn chạy, chạy rất nhanh để tránh đèn đỏ. Như vậy được xem là không chấp hành tín hiệu đèn giao thông. Nhưng theo mình thấy thì chỉ phạt vượt đèn đỏ, chứ chưa nghe phạt vượt đèn vàng bao giờ.

     
    Báo quản trị |  
  • #572741   26/06/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Theo quy định hiện nay thì đèn vàng phải dừng lại trước vạch dừng nếu đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Nhưng nhiều người mình thấy đèn chuyển vàng lại phóng siêu nhanh. Nhiều khi mình muốn dừng lại nhưng sợ người ta cố tình vượt đâm phía sau, sợ thực sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #573025   29/06/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1307)
    Số điểm: 9996
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 191 lần


    Từ bé chúng ta thường nghe rất nhiều về câu “đèn xanh đi nhanh, đèn đỏ dừng lại, đèn vàng đi chậm”. Có nghĩa là đèn vàng chúng ta vẫn có quyền được đi. Nhưng trên thực tế thì "vượt đèn vàng" có nghĩ là đèn vàng không được đi thì lại vi phạm pháp luật. Vậy nên việc phổ biến luật giao thông để tranh bị hiểu sai ý nghĩa của nó là điều rất quan trọng nhằm nâng cao văn hóa giao thông giảm thiểu tai nạn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #573032   29/06/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (853)
    Số điểm: 7307
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Theo mình được biết thì nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt.

    Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định chung về hành vi vượt đèn vàng và đèn đỏ là không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Người dân vi phạm sẽ bị phạt tiền, bên cạnh đó có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

     
    Báo quản trị |  
  • #579151   31/12/2021

    Ai cũng được dạy là đèn xanh thì đi, đèn đỏ thì dừng lại, còn đèn vàng thì… đi chậm. Vậy đi chậm là đi như thế nào? Nó không có một quy định cụ thể. Tuy nhiên, tự bản thân mỗi người nên ý thức rằng đèn vàng nên dừng lại, vì đây là đèn tín hiệu dành cho các phương tiện đã đi qua vạch dừng đèn giao thông. 

     
    Báo quản trị |  
  • #579823   28/01/2022

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Trên thực tế vẫn có rất nhiều người vẫn nghĩ là vượt đèn vàng là không vi phạm và họ "thoải mái" vượt đèn vàng. Có người khi thấy đèn vàng sẽ cố gắng chạy nhanh hơn để không phải dừng đèn đỏ. Thực sự, rất nguy hiểm không chỉ cho họ mà còn cho những người đang điều khiển giao thông.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #580950   28/02/2022

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Vượt đèn vàng, liệu có bị phạt không?

    Khá là khó vì có những lúc khi tín hiệu chuyển sang đèn vàng, người tham gia giao thông đã chạy vượt quá vạch rồi thì vẫn được di chuyển tiếp. Đèn vàng là tín hiệu báo trước khi chuyển sang đèn đỏ. Có nhiều trường hợp người tham gia giao thông nên dừng lại rồi nhưng thấy đèn vàng lại cố phóng thật nhanh trước khi chuyển sang đèn đỏ vì không muốn dừng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #581173   01/03/2022

    Theo quy định từ xưa đến này đèn vàng đều mang ý nghĩa chạy chậm lại, tùy vào loại đèn giao thông mà ngườ điều khiển xe sẽ dừng lại trước vạch trắng hay chạy chậm và quan sát bởi nghĩa gốc đèn vàng là đèn cảnh báo. Tuy nhiên, trên thực tế khi người dân gặp đèn vàng trên tín hiệu đền giao thông đều có xu hướng chạy rất nhanh để không phải chờ đợi đèn đỏ, nhưng nhìn chung thì việc này sẽ tìm ản nguy hiểm rất lớn có thể xảy ra tại nạn giao thông và được xem là một hành vi vi phạm.

     
    Báo quản trị |